Không chỉ đến bây giờ người ta mới biết đến tác dụng của tập thể dục mà ngay từ cách đây hàng trăm năm, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, một đại danh y của Việt Nam với phương châm “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm quả dục, thủ chân, luyện hình” đã nhấn mạnh đến tác dụng của tập thể dục đối với việc phòng bệnh. Y học hiện đại, các thầy thuốc chuyên khoa tim mạch nhận định thế nào về vấn đề này?
Xem thêm: tra giao co lam bao nhieu tien 1kg
Tập thể dục có những tác dụng gì?
Tập thể dục thường xuyên có những điểm lợi như: làm tăng khả năng dung nạp với gắng sức, giảm cân, làm giảm huyết áp động mạch (nên phòng được các biến chứng tim mạch do bệnh tăng huyết áp), làm giảm các thành phần mỡ có hại trong máu (như LDL hoặc cholesterol toàn phần), trong khi làm tăng các thành phần mỡ có lợi (như HDL), nhờ đó làm giảm mức độ và tiến triển của xơ vữa động mạch.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc béo phì (hội chứng chuyển hóa), luyện tập thể lực thường xuyên làm tăng khả năng sử dụng insulin của cơ thể, giúp cho việc kiểm soát tốt hơn nồng độ đường trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện và phát triển của bệnh đái tháo đường. Có thể thấy rất rõ việc luyện tập thường xuyên đã làm giảm các nguy cơ chính gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh tim mạch như đã trình bày ở trên. Mặc dù tác dụng của việc luyện tập thường xuyên đối với từng yếu tố nguy cơ là nhỏ, song tác dụng tổng cộng đối với nguy cơ xuất hiện hoặc phát triển bệnh tim mạch rất đáng kể, thậm chí nhiều khi hơn hẳn nếu so với tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh tim mạch khác như ngừng hút thuốc lá, thay đổi chế độ ăn hợp lý hoặc dùng thuốc dự phòng.
Xem thêm: tra giao co lam
Hoạt động thể lực cần phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Luyện tập thể dục thường xuyên làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng ôxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, suy tim bởi vì những bệnh nhân này vốn đã giảm khả năng gắng sức. Bởi thế mà việc luyện tập thể lực là một trong những phần quan trọng của chương trình phục hồi chức năng của các bệnh nhân tim mạch, chẳng hạn đối với bệnh nhân đã suy tim, bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
Nhờ có chương trình tập luyện phù hợp mà những bệnh nhân này nhanh chóng trở lại đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày, cải thiện rõ rệt chất lượng sống, trở nên tự tin nhiều hơn, ít lo lắng và ít bị stress hơn. Hơn thế nữa, các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy nhờ có tập luyện thể lực thích hợp sau nhồi máu cơ tim mà tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 20 đến 25%: những bằng chứng rõ rệt, chắc chắn không thể chối cãi về lợi ích của việc tập thể lực đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, cho dù lợi ích rõ ràng, song tập thể lực không thể thay thế được các biện pháp điều trị khác: luyện tập đơn thuần không thể làm cơ tim bóp mạnh hơn hay động mạch vành ít hẹp hơn.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn có những tác dụng khác như củng cố độ chắc của xương, giảm sự xuất hiện của căn bệnh đau lưng, nhất là ở độ tuổi già.
Xem thêm: tra giao co lam mua o dau
Xem thêm: tra giao co lam bao nhieu tien 1kg
Tập thể dục có những tác dụng gì?
Tập thể dục thường xuyên có những điểm lợi như: làm tăng khả năng dung nạp với gắng sức, giảm cân, làm giảm huyết áp động mạch (nên phòng được các biến chứng tim mạch do bệnh tăng huyết áp), làm giảm các thành phần mỡ có hại trong máu (như LDL hoặc cholesterol toàn phần), trong khi làm tăng các thành phần mỡ có lợi (như HDL), nhờ đó làm giảm mức độ và tiến triển của xơ vữa động mạch.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc béo phì (hội chứng chuyển hóa), luyện tập thể lực thường xuyên làm tăng khả năng sử dụng insulin của cơ thể, giúp cho việc kiểm soát tốt hơn nồng độ đường trong máu, nhờ đó làm giảm nguy cơ xuất hiện và phát triển của bệnh đái tháo đường. Có thể thấy rất rõ việc luyện tập thường xuyên đã làm giảm các nguy cơ chính gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh tim mạch như đã trình bày ở trên. Mặc dù tác dụng của việc luyện tập thường xuyên đối với từng yếu tố nguy cơ là nhỏ, song tác dụng tổng cộng đối với nguy cơ xuất hiện hoặc phát triển bệnh tim mạch rất đáng kể, thậm chí nhiều khi hơn hẳn nếu so với tác dụng của một số biện pháp phòng bệnh tim mạch khác như ngừng hút thuốc lá, thay đổi chế độ ăn hợp lý hoặc dùng thuốc dự phòng.
Xem thêm: tra giao co lam
Hoạt động thể lực cần phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Luyện tập thể dục thường xuyên làm tăng khả năng trao đổi, vận chuyển và sử dụng ôxy tại cơ và các mô của cơ thể, nhờ đó tăng khả năng đáp ứng của cơ thể với gắng sức. Điều này đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch, suy tim bởi vì những bệnh nhân này vốn đã giảm khả năng gắng sức. Bởi thế mà việc luyện tập thể lực là một trong những phần quan trọng của chương trình phục hồi chức năng của các bệnh nhân tim mạch, chẳng hạn đối với bệnh nhân đã suy tim, bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
Nhờ có chương trình tập luyện phù hợp mà những bệnh nhân này nhanh chóng trở lại đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày, cải thiện rõ rệt chất lượng sống, trở nên tự tin nhiều hơn, ít lo lắng và ít bị stress hơn. Hơn thế nữa, các nghiên cứu khác nhau đã cho thấy nhờ có tập luyện thể lực thích hợp sau nhồi máu cơ tim mà tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 20 đến 25%: những bằng chứng rõ rệt, chắc chắn không thể chối cãi về lợi ích của việc tập thể lực đối với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý, cho dù lợi ích rõ ràng, song tập thể lực không thể thay thế được các biện pháp điều trị khác: luyện tập đơn thuần không thể làm cơ tim bóp mạnh hơn hay động mạch vành ít hẹp hơn.
Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên còn có những tác dụng khác như củng cố độ chắc của xương, giảm sự xuất hiện của căn bệnh đau lưng, nhất là ở độ tuổi già.
Xem thêm: tra giao co lam mua o dau
0 nhận xét:
Đăng nhận xét