Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Trà thảo dược không được dùng tùy thích

Đến nay, người ta công nhận trà có một số tác dụng như: giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hoá, giảm mỡ máu, chống béo phì, cải thiện trí nhớ, chống viêm loét tiêu hoá, kháng khuẩn tiêu viêm, chống oxy hoá, giảm đường máu, dự phòng các bệnh lý mạch máu não, dự phòng hình thành sỏi tiết niệu, sỏi đường mật...tra giao co lam
 
Trà thảo dược không được dùng tùy thích
 
Theo phó giáo sư Nguyễn Phương Dung, Trưởng khoa y học cổ truyền kiêm Trưởng bộ môn bào chế đông dược, ĐH Y dược TP HCM, để phòng bệnh, người bình thường có thể sử dụng trà có nguồn gốc thực phẩm từ rau, trái như: bí đao, đậu bắp, khổ qua, rau đắng… với liều tương đương lượng thực phẩm ăn hàng ngày.
Với những loại trà thảo dược không phải là rau trái ăn hàng ngày như: hoa sơn trà, hoa tam thất, giảo cổ lam, thìa canh, bá bệnh, hoàn ngọc, diệp hạ châu, nha đam, lược vàng… thì không nên sử dụng thường xuyên. Đây là các dược liệu có tính năng chữa bệnh nhất định, có thể đưa đến tình trạng mất cân bằng do tính vị (nóng, lạnh, đắng, cay…) của chúng.
Theo bác sĩ có những loại trà dược phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia. Vì vậy để trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, cần sử dụng điều độ, không thái quá hay lạm dụng, tránh uống thường xuyên một loại trà đặc có thể ảnh hưởng xấu tới tiêu hoá, giảm khả năng hấp thụ sắt và vitamin B1...
Khi dùng phải chú ý kết hợp hợp lý, tuỳ tính chất, thể chất và giai đoạn bệnh tật. Không nên uống trà dược ngay sau bữa ăn vì khi đến dạ dày, chất tanin trong trà sẽ làm protein trong thức ăn trở nên cứng...trà giảo cổ lam
Ngay cả những người có bệnh khi dùng trà dược cũng phải thật cẩn thận, dùng sai có thể bệnh nặng hơn. Với người không có bệnh, tuỳ tiện uống nhiều trà dược có thể bị ngộ độc dược chất.
Người bệnh đang dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ, dù sử dụng bất kỳ loại trà thảo dược nào, cũng cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trực tiếp điều trị để tránh các tương tác không mong muốn làm giảm hiệu lực điều trị. Riêng phụ nữ mang thai và cho con bú nên sử dụng thực phẩm thay cho các dạng trà.
Nếu đang điều trị bằng thuốc Tây, thời điểm uống trà (trà thảo dược, trà xanh, trà ô long…) tốt nhất là sau khi dùng thuốc 1-2 giờ, để tránh các thành phần tanin (có trong hầu hết loại trà) cản trở việc hấp thu thuốc.
Theo Đông y, không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Uống khi quá no sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Còn uống lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hoá gây cồn cào khó chịu.
Nên mua những loại trà có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu uy tín và sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Người bệnh không nên mua nguyên cây về nấu uống vì rất khó xác định nguồn gốc, độ an toàn.
Theo SGTT

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Món ăn thuốc từ hoa atisô

Trong Đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… 
Lá atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp. Lá tươi hoặc khô sắc có tác dụng nhuận trường và lọc máu nhẹ đối với trẻ em. Thân và rễ atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng giống lá.
Món ăn thuốc từ hoa atisô
Hoa atisô: món ăn, vị thuốc.
Một số món ăn, bài thuốc từ hoa atisô
Hoa atisô hấp: Mua hoa về nhớ rửa cẩn thận từng cánh dưới vòi nước chảy cho sạch. Nếu không thích vị đắng ở những cánh hoa già gần cuống, nên tỉa bỏ bớt. Xếp hoa vào vỉ hấp, bên dưới thả vài lá đinh hương, vài lát chanh tươi và nguyệt quế vào nước sôi, đậy kín, hấp nhỏ lửa trong nửa tiếng cho hoa vừa chín tới. Khi ăn, tách từng cánh hoa, chấm phần cùi thịt trắng với bơ, xì dầu dầm ớt.
Phần tim hoa mềm ngọt còn lại có thể dùng nấu tiếp thành các món canh, súp với khoai tây, nêm thêm rau mùi thơm và rắc chút tiêu cay cho thơm.
Atisô hầm móng giò: Chọn hoa atisô non, rửa sạch, chẻ dọc làm tư hay làm sáu, nhặt bỏ hết nhụy hoa bên trong, cuống hoa xắt lát mỏng. Giò hoặc móng lợn rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp ngấm với nước mắm, hành tím, hạt tiêu, rồi hầm đến hơi mềm thì cho bông atisô và cuống hoa vào tiếp tục hầm tới khi móng giò mềm rục, nêm nếm cho vừa miệng, múc ra bát rắc thêm hạt tiêu, rau mùi, ăn nóng.
Hoa atisô không nên để lâu ngày sẽ kém hương vị, cũng không nên dùng nồi bằng nhôm hay gang để hầm khiến hoa bị mất màu, gây đắng.
Món ăn thuốc từ hoa atisô
Nếu không có hoa atisô tươi có thể mua atisô đóng hộp và chế biến món atisô trộn lạnh. Gọt lấy phần lõi đế hoa, hoặc chọn phần gốc mềm ở chân các lá bắc của hoa atisô thái miếng vừa ăn, rửa sạch để ráo. Hành tím xắt lát mỏng. Khoai tây, cà rốt luộc chín, thái khối vuông nhỏ. Phi thơm dầu ô-liu với tỏi băm, xào thịt cua vừa chín tới. Trộn đều atisô, khoai tây, cà-rốt, hành tím, thịt cua, hành mùi với sốt, muối, tiêu, dùng ngay hoặc để vào tủ lạnh dùng dần, ăn kèm với salad hay bánh mì.

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Tác dụng của Giảo cổ lam và Trà giảo cổ lam

Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) là một loại dược liệu quý mọc ở độ cao 200 – 2.000 m trong các rừng thưa và ẩm, Sapa đặc biệt trong rừng Hoàng Liên Sơn là nơi phát hiện và trồng loại thảo dược này tốt nhất tại Việt Nam. Giảo cổ lam và các chế phẩm từ Giảo cổ lam có tác dụng giảm cân, huyết áp, bảo vệ gan, hạ mỡ máu, chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, làm mát cơ thể, chống giun sán, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
Giảo cổ lam đã được giáo sư Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược nghiên cứu và đưa ra những bằng chứng cấp Nhà nước về lợi ích của nó với sức khỏe con người.

+ Tác dụng chữa cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.
+ Tác dụng chữa cao huyết áp và huyết áp thấp: chống huyết khối và bình ổn huyết áp ( đưa huyết áp trở lại trạng thái cân bằng),
+ Tác dụng đối với bệnh tim mạch, não: phòng ngừa các biến chứng tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não.
tra-giao-co-lam

+ Tác dụng tăng lực: giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.
+ Tác dụng ngăn ngừa, phòng chống bệnh: tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng chống bệnh tật về lâu dài, sử dụng thường xuyên sẽ nâng cao tuổi thọ.
+ Tác dụng chữa mất ngủ: giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
+ Tác dụng chữa các bệnh do thiếu máu lên não: do tăng cường máu lên não, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già và các chứng bệnh đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu lên não.
+ Tác dụng chữa bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.
+ Tác dụng chữa tiểu đường: hạ đường huyết, giúp bệnh nhân tiểu đường mạnh khỏe và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
+ Tác dụng làm đẹp, giảm béo: chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi; tác dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.
+  Giảo cổ lam với bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư, tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của khối u.

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Những dấu hiệu cơ thể đang thiếu chất béo

Nhiều người nghĩ rằng chất béo chẳng có tác dụng gì mà còn làm vóc dáng xấu đi, điều này là sai lầm, những dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu chất béo
Luôn cảm thấy lạnh. Mặc dù nhiệt độ không thấp lắm, thậm chí có chút hơi nóng, nhưng bạn vẫn cảm thấy lạnh, là dấu hiệu cơ thể thiếu chất béo. Chất béo trong cơ thể có tác dụng giữ ấm và vì vậy chỉ khi thiếu hụt chất béo bạn mới luôn cảm thấy lạnh. Và đó cũng là dấu hiệu cho biết sức khỏe bạn đang yếu.
Đau nhức cơ thể. Cơ thể đau nhức có liên quan đến khớp. Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức từ chấn thương đến viêm khớp. Tuy nhiên nếu thiếu chất béo, tình trạng có thể càng tệ hơn. Chất béo giúp hồi phục vết thương và điều trị đau khớp, nên khi thiếu sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Da khô. Chất dưỡng ẩm da tự nhiên là sebum, được sản xuất bởi các axít béo tiết ra tự nhiên từ cơ thể hoặc từ thực phẩm ăn vào. Khi da bị khô, là do cơ thể không đủ chất béo để nuôi dưỡng da. Vì sao những người bị béo phì và mập luôn có làn da mịn đẹp? Đó là bởi chất béo có trong thức ăn của họ cung cấp để nuôi dưỡng da. Vì vậy, cần bổ sung tối thiểu vài chất béo trong bữa ăn để chống lại da khô.
Thường xuyên cảm thấy đói. Bạn cảm thấy đói bụng, có thể do bữa ăn hạn chế quá nhiều chất béo, từ sữa chua, đến phô mai, bơ và cả dầu ăn. Chế độ ăn uống có chất béo giúp điều hòa sự thèm ăn và gây no lâu, ngăn ngừa việc ăn quá mức và hạn chế việc cảm thấy đói liên tục. Nếu cảm thấy đói cho dù đã ăn đầy đủ, tốt nhất nên quay lại với những loại thức ăn béo như sữa chua và phô mai.
Tinh thần uể oải. Đôi khi bạn có cảm giác bị tê liệt và mang tâm trạng chán chường. Đồng thời, bạn cũng trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích thích. Khi bụng đang đói, trí não cũng có khuynh hướng trở nên chậm chạp. Bạn cần phải cải thiện và bổ sung axit béo omega-3 với các thực phẩm như cá, cải bó xôi… Những hoạt chất này được biết đến là chất chống trầm cảm hữu hiệu.
Thông tin bên lề
tra-giao-co-lam
Giá: 320.000 VND
Tra giao co lam là một loại thảo dược, là cây thuốc quý rất nổi tiếng trong dân gian với những tên gọi như ngũ diệp sâm, cây trường thọ… thuộc dạng thân cỏ, dây leo, có cuốn ở nách lá, lá xẻ sâu giống như chân vịt, hoa màu trắng, quả khô hình cầu, khi chín có màu đen.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Những loại hải sản chứa nhiều chất độc hại

Hải sản là món khói khẩu của rất nhiều người, tuy nhiên rất ít người hình dung được trong những loại hải sản quen thuộc như hàu, sứa…có chứa nhiều chất độc hại
Những loại hải sản chứa nhiều chất độc hại
Hàu. Hàu nhóm hải sản chứa nhiều chất độc hại và mang lại  nhiều rủi ro nhất khi ăn. Bởi trong hàu chứa nhiều mầm mống gây bệnh. Phải kể tới như vi khuẩn Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày. Vi khuẩn Vibrio gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng máu.
Khi chế biến, nên nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì nên bỏ đi sau khi nấu. Tuy chứa nhiều nguy cơ gây bệnh, nhưng đối với những ai mê hải sản, hàu vẫn là sự lựa chọn đầu tiên.
Sứa biển. Sứa là một món ăn ngon, quen thuộc thường được dùng để làm gỏi, nấu bún.. Tuy nhiên vào thời điểm sinh sản, chúng trở thành một loài rất nguy hiểm bởi chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
hai san chua nhieu chat doc
Cá bống vân mây. Đây là loài cá sống ở ven biển, các vùng cửa sông nước lợ. Cá này có đầu to, thân cá ngắn và tròn, toàn thân màu nâu đỏ, mỗi bên thân có bốn vệt đen hình đám mây, màng vây lưng và màng vây đuôi có nhiều hàng chấm đen. Trong cá bống vân mây có độc tố tetrodotoxin, tương tự độc tố của cá nóc. Độc tính của chất này mạnh gấp 275 lần so với xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.
Cá ngừ. Cá ngừ là món ăn ngon và được yêu thích nhưng chúng chứa nhiều nguy cơ gây bệnh khiến người sử dụng cảm thấy nghi ngại. Món ăn này bị liệt vào danh sách cấm cửa vì nó gây ra một số bệnh nguy hiểm liên quan đến methylmercury như hội chứng chậm phát triển ở trẻ em.
Scombrotoxin là tác nhân gây bệnh chính trong cá ngừ, được tạo ra do việc xử lý sai quy trình từ khi mới đánh bắt. Những triệu chứng ban đầu là đau đầu đi kèm tiêu chảy, nguy hiểm hơn là gây ra những biến chứng như mù mắt. Giải pháp an toàn nhất chính là bảo quản cá ở nhiệt độ thích hợp hoặc chọn những cửa hàng uy tín để thưởng thức món ăn này.
Lời khuyên:
Một số lời khuyên khi ăn hải sản là không ăn kèm trái cây, vì chúng có thể tương tác với nhau gây ngộ độc nguy hiểm tính mạng.
Hải sản là món ăn không được khuyến khích cho người bệnh gout
Những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá chỉ thích hợp để xào, chiên, hạn chế luộc hay hấp. Sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn… nên chế biến ở nhiệt độ cao sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.
Thông tin bên lề
tra-giao-co-lam
Giá: 320.000 VND
Trà giảo cổ lam có những tác dụng rất tuyệt vời, chống xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol xấu, chống tăng mỡ máu, tăng cường lưu thông máu, chữa trị bệnh huyết áp, bảo vệ tim mạch, phòng tránh tai biến, tăng cường thể lực, chống mệt mỏi.