Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Thức ăn nào ăn vào sẽ chết ?

Những thức ăn dưới đây rất có hại cho sức khỏe, tuyệt đối không sử dụng.

Mật cá
Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Loại độc tố này có đặc điểm không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn, sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.

Xem thêm: tra giao co lam bao nhieu tien 1kg

http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg
Ba ba, cua và lươn chết
Ba ba, cua, lươn giàu đạm, rất bổ dưỡng nhưng nếu chúng đã chết tuyệt đối không được ăn. Trong ba ba, cua và lươn có khá nhiều chất histidine, sau khi chết, những chất này nhanh chóng bị phân hủy thành histamine rất độc đối với sức khoẻ, ăn vào dễ bị trúng độc.

Ăn sống trứng gà
Lòng trắng trứng gà sống khia ăn vào cơ thể rất khó hấp thu. Trong trứng gà sống có các chất làm cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cơ thể và phá hoại công năng tiêu hóa của tụy tạng. Ngoài ra, ăn trứng gà sống rất mất vệ sinh, dễ đưa các vi khuẩn vào cơ thể, gây bệnh.

Thịt lợn gạo
Thịt lợn gạo là do lợn bị nhiễm sán, nếu ăn vào sẽ có nguy cơ mắc bệnh sán xơ mít.
Xem thêm: tac dung tra giao co lam

Khoai tây mọc mầm
Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

Gừng bị thâm nhũn
Gừng khi bị thâm nhũn có thể sinh ra chất độc có tên safrole, khi ăn vào, ruột dễ hấp thu, nhanh chóng chuyển đến gan, gây trúng độc cho tế bào gan, làm tổn thương gan.

Rau cải nấu chín để qua đêm
Trong rau cải chứa nhiều chất nitrat. Nếu để rau cải qua đêm, do tác dụng của vi khuẩn, muối nitrat chuyển thành muối nitrit, sau khi ăn có thể làm cho tổ chức trong cơ thể thiếu ôxy, xuất hiện triệu chứng trúng độc, đau đầu, chóng mặt, nôn mửa. Ngoài ra, chất nitrit có nguy cơ cao gây ung thư đường ruột.
Xem thêm: tra giao co lam

Cháo ăn vừa ngon vừa chữa được bệnh

Cháo là món ăn đáp ứng nhu cầu nước, khoáng chất, muối của cơ thể và giúp thanh nhiệt, nhuận trường ninh phế, nâng cao thể trạng.
Sau đây là một số món ăn từ những nguồn thực phẩm đa dạng sẵn có, cách chế biến lại đơn giản để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Xem thêm: tra giao co lam

Cháo chân giò - đậu xanh: Chân giò lợn 1 cái, đậu xanh xay 50g, gạo tẻ 60g, rau thơm và các loại gia vị vừa đủ. Chân giò lợn làm sạch, chặt miếng cho vào nồi cùng gạo và đậu xanh, đổ nước vừa đủ ninh chín nhừ, cho gia vị, rau thơm là được.
Công dụng: Chân giò bổ âm, nhiều dinh dưỡng, tính mát nhuận. Đậu xanh thanh nhiệt giải thử, tiêu độc, trừ phiền. Gạo tẻ bổ tỳ sinh cơ nhục...
 
Món ăn có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, mát da, nhuận phế, phù hợp với người bị tích nhiệt ở tỳ vị, người gầy, da nóng, tiểu đỏ, lở loét môi miệng, đau đầu ít ngủ, miệng khô họng ráo, táo bón, ngứa lở da...
Cháo thịt vịt - mướp đắng: Thịt vịt 400 - 500g, gạo tẻ 100g, mướp đắng 50g, gia vị vừa đủ. Thịt vịt để cả xương, chặt miếng to. Gạo tẻ vo sạch. Mướp đắng bỏ ruột rửa sạch thái mỏng. Cho thịt vịt cùng gạo vào nồi, thêm nước vừa đủ nấu thành cháo.
Khi cháo vừa chín cho mướp đắng vào nấu tiếp đến chín nhừ, nêm gia vị, mắm muối vừa ăn là được.
Món này phù hợp cho người âm hư sinh nội nhiệt với biểu hiện: mồ hôi trộm, đau đầu mất ngủ, da khô, táo bón, ngứa lở ngoài da, phiền khát; nam giới di hoạt tinh, đau lưng, tảo tiết; phụ nữ đau ngực, bốc hỏa, mồ hôi toát ra bất kỳ...
Xem thêm: dia chi ban tra giao co lam

http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg

Cháo đậu tương - tràng lợn: Đậu tương 30g, gạo tẻ 30g, tràng lợn chọn loại vừa và mềm 200g, gia vị, hành rau thơm, mắm muối vừa đủ. Đậu tương ngâm nước sôi 2 giờ cho nở mềm. Gạo vo sạch. Tràng lợn rửa sạch luộc chín, vớt ra cho nguội rồi thái từng khúc 2,5cm.
Cho gạo và đậu vào nồi, đổ vừa nước, hầm thành cháo. Cháo chín cho tràng lợn cùng các gia vị, mắm muối vào vừa ăn.
Món này bổ sung năng lượng, thanh nhiệt, dùng cho người trẻ hay người cao tuổi đều thích hợp.
Cháo cua - rau cần: Cua đồng 500g, gạo tẻ 80g, gia vị (hành hoa, rau thơm, mắm, muối, mỳ chính, chanh, ớt...) vừa đủ. Gạo tẻ vo sạch, cho vào nồi đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Rau cần rửa sạch cắt ngắn để riêng.

Cua rửa sạch giã lọc nước để riêng. Cháo chín cho nước cua vào đun sôi rồi cho rau cần vào trộn đều là được.
Công dụng: Bổ sung canxi và chất đạm cho cơ thể, phòng say nắng say nóng, mát da thanh nhiệt, bổ gân xương, lợi tiêu hóa, chống khát, hoạt huyết tiêu ứ, chống xơ vữa mạch, chữa tăng huyết áp, đau đầu chóng mặt, đại tràng bí kết, đau bụng âm ỉ.
Xem thêm: gia ban tra giao co lam

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất

Ngủ trưa 15 phút

Theo Boldsky, khi bạn ngủ chỉ 15 phút buổi trưa, não bộ sẽ tăng cường năng lượng hỗ trợ cho việc học tập, đồng thời giúp củng cố trí nhớ.


Xem thêm: tra giao co lam bao nhieu tien 1kg


http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg
Ngủ trưa 30 phút

Não bộ sẽ tăng cường trí nhớ, gia tăng khả năng sáng tạo nếu bạn ngủ trưa trong 30 phút.

Ngủ trưa 45 phút

Ngủ trưa khoảng 45 phút rất có lợi vì nó giúp bạn ghi nhớ được nhiều thông tin hơn. Điều này ảnh hưởng tích cực đến não bộ, giúp bạn dễ dàng giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng từ lâu.

Ngủ trưa 60 phút
Xem thêm: tac dung tra giao co lam

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ trưa 60 phút giúp não bộ giải quyết hiệu quả những vấn đề quan trọng trong ngày.

Ngủ trưa hơn 1h

Khi bạn ngủ nhiều hơn 1h, đó là giấc ngủ bình thường. Lúc này não bộ sẽ hoàn toàn thư giãn và đưa bạn vào trạng thái REM (ngủ say). Những giấc mơ có thể xuất hiện trong thời điểm này. Tuy nhiên, giấc ngủ kéo dài có thể khiến bạn mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy.

Hiệu quả của giấc ngủ ngắn

- Giúp não bộ tỉnh táo hoạt động tốt hơn sau khi thức dậy.

- Chỉ cần 20 phút ngủ trưa mỗi ngày, não bộ sẽ được nạp đầy năng lượng. Điều đó giúp tăng cường trí nhớ, suy nghĩ sáng suốt, công việc hiệu quả hơn.

- Nếu bạn đang căng thẳng, hãy ngủ trưa ít nhất 15 phút. Bạn sẽ thấy khỏe khoắn, tỉnh táo và giảm căng thẳng sau khi thức dậy.
Xem thêm: tra giao co lam

Tổng hợp công dụng của mía

Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của cây mía:

Mùa nóng đi tiểu nhiều, mỗi lần ít một (đái dắt) là có thấp nhiệt, nên uống nước mía để giải nhiệt.
Thanh nhiệt, nhuận hầu họng (khô khát): mùa hè uống nước mía tươi (không đá). Mùa đông nấu nước mía uống nóng hoặc cho lát gừng.

Dưỡng âm nhuận táo, sinh tân chỉ khát ho khan ít đờm, người bứt rứt, họng khô, táo bón: nước mía cho gạo vào nấu cháo, ăn nóng.

Dưỡng âm, nhuận phế: dùng cho người hay ho, nóng rát cổ, giọng nói yếu. Bách hợp 50 g, ngâm nước nấu nhừ sau cho nước mía 100 g và nước củ cải 100 g. Uống trước khi đi ngủ 1-2 tiếng.

Ho, hen do nhiệt, sổ mũi, miệng khô: mía ép giã lấy nước nấu cháo ăn.

Chữa ho gà: mía 3 lóng, rau má 1 nắm, gừng 2 lát. Cho vào 2 bát nước, sắc uống ít một.

Chữa chứng phát nóng, miệng khô, cổ ráo, tiểu tiện đỏ sẻn: nhai mía nuốt nước, hoặc nước mía hòa nước cơm mà uống.
Xem thêm: tra giao co lam



Nước mía gừng tươi chống khát, chống nôn, nhuận phế.
Tư âm, dưỡng vị, chống khát, chống nôn mửa: nước mía 150 ml, nước gừng 5-10 giọt. Uống từng ngụm một.

Táo bón nhiệt kết đại tràng, thở có mùi hôi, đầy bụng, nước tiểu vàng, nóng, lưỡi vàng mỏng: vỏ cây đại (cạo vỏ ngoài) 40 g, phèn chua sống tán mịn 8 g, nước mía 300 ml cô đặc. Vỏ cây đại sao tán mịn, trộn 3 thứ luyện thành viên 0,5 g. Mỗi lần uống 8 viên (4 g) sáng sớm và trước khi đi ngủ. Khi thấy đi ngoài được thì thôi.

Chữa bàng quang thấp nhiệt, đái dắt, buốt, đục, viêm đường tiết niệu: mía 1 khúc (300 g), mã đề 200 g (cả cây), râu ngô 150 g. Mía lùi sơ, rửa sạch, cắt khúc chẻ nhỏ. Cho các thứ vào sắc uống.

Viêm đường tiết niệu, đái dắt, đái ra máu: Chọn mía già bỏ vỏ ép lấy nước. Ngó sen thái nhỏ ngâm nước mía khoảng 5 tiếng. Lấy ngó sen ép lấy nước uống ngày 3 lần. Nước này có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp.

Bệnh đường tiết niệu, thanh nhiệt lợi thấp: nước ép mía 500 g, hòa nước ép ngó sen tươi 500 g. Chia nhỏ uống trong ngày.
Xem thêm: dia chi ban tra giao co lam
http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg

Nứt kẽ môi miệng: lấy nước mía bôi ngoài, uống trong. Hoặc vỏ mía đốt tồn tính trộn ít mật ong bôi vào.

Chữa suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, hay mệt: nước mía ép 1/2 lít, trứng gà tươi 2 quả. Nước mía nấu sôi, đập trứng vào, nhắc xuống đậy kín nắp. Ăn nóng. Nếu tay chân lạnh thêm lát gừng sống giã nát cho vào nước mía khi sôi.

Người gầy (hốc hác) da khô, tóc cháy: rau má xay 200 g, nước dừa xiêm 1 quả, nước mía 1 chén. Có thể thêm mật ong, sữa ong chúa để uống mỗi lần (không pha sẵn). Uống trước khi ngủ.

Chữa người gầy: lấy 1 lít nước mía nấu kỹ với chuối khô (mứt chuối) 200 g. Hai thứ nấu sôi, để lửa nhỏ, đập vào 2 quả trứng gà tươi (mới đẻ), ăn nóng. Tuần dùng 3 lần sẽ thấy hiệu quả.

Mí mắt sưng đỏ, viêm màng kết hợp, nhiều dử: nước mía sạch bôi lên mí mắt trên dưới, hoặc tẩm gạc đắp lên mắt để tiêu viêm thanh hỏa. Trước uống nước mía pha 4 g xuyên hoàng liên.

Trẻ em mồ hôi trộm: ăn mía, uống nước mía.

Chữa phiền vị, ăn vào nôn ra: nước mía 200 g, nước cốt gừng 15 ml. Trộn đều uống từng thìa nhỏ trong vài ngày. Bài này còn dùng chữa đau dạ dày mạn tính và giải độc cá nóc.

Chữa bệnh bụi phổi: nước mía 50 ml, nước củ cải 50 ml, cho mật ong, đường phèn, dầu vừng 1 ít chưng thành cao. Hằng ngày cho 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều với cao tùy ý rồi hấp cơm.

Phòng hậu sởi: sắn dây 40 g, rau mùi 20 g, mía 2 đốt. Dùng 2 bát nước sắc còn 1 bát uống dài ngày trong dịch sởi. Sau sởi ép lấy nước mía vỏ đỏ uống.

Sốt rét có báng: ăn mía hàng tuần, tháng. Kết hợp các phương khác của Đông y, Tây y.

Giải say rượu: uống nước mía hoặc nhai mía nuốt nước.

Ngộ độc cá nóc: nước mía với gừng tươi mỗi thứ một ít, nước mía là chính, uống để sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện ngay.

Lưu ý: Tránh trộn nước mía với bia hoặc cho đá gây thấp nhiệt.

Xem thêm: gia ban tra giao co lam

Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2015

Mất khả năng làm đàn ông do mổ niệu đạo

Em đã phẫu thuật 4 lần tại các bệnh viện để mổ bàng quang ra da, nong niệu đạo... Trong thời gian qua em có khả năng cương cứng nhưng không được như trước nữa, cảm giác chỉ được chừng 70% so với trước. Liệu sau lần mổ hở để tạo hình niệu đạo này em có khả năng làm đàn ông nữa không bác sĩ? Cảm ơn bác sĩ. (Thanh)



Xem thêm: tra giao co lam bao nhieu tien 1kg


http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg
Chào bạn,

Bệnh lý hẹp niệu đạo của nam giới ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt là niệu đạo sau, việc điều trị phức tạp và tỷ lệ tái phát cao. Vì vậy phẫu thuật viên cần phải có kinh nghiệm nhằm hạn chế việc phẫu thuật điều trị hẹp tái phát rất khó khăn.

Với đoạn hẹp ngắn có thể phẫu thuật cắt bỏ đoạn hẹp và nối hai đầu của niệu đạo lại. Khi đoạn hẹp dài hoặc không thể cắt nối, hoặc trường hợp hẹp tái phát: một tổ chức mô có thể được chuyển đến để mở rộng đoạn hẹp như sử dụng vạt da dương vật hoặc sử dụng mảnh ghép da hoặc niêm mạc miệng.
Xem thêm: tac dung tra giao co lam

Phẫu thuật tạo hình niệu đạo là loại phẫu thuật yêu cầu sự tinh tế và có nhiều kinh nghiệm. Tại Việt Nam, phẫu thuật tạo hình niệu đạo phức tạp như sử dụng mảnh ghép niêm mạc miệng được triển khai đầu tiên tại Bệnh viện Bình Dân. Hiện nay, những bệnh lý hẹp niệu đạo và bất thường sinh dục ở nam giới được khoa Nam học Bệnh viện Bình Dân triển khai phẫu thuật sử dụng mảnh ghép từ các vị trí trong cơ thể khá thành công.

Rối loạn cương sau chấn thương niệu đạo do vỡ khung chậu rất phổ biến, tỷ lệ từ 20 đến 84% bệnh nhân. Trong khi đó, chỉ có khoảng 5% bị rối loạn cương ở bệnh nhân bị vỡ khung chậu nhưng không chấn thương niệu đạo. Một số bệnh nhân cải thiện một cách tự nhiên theo thời gian và phục hồi là rõ ràng trong vòng 3-6 tháng sau đó tiên lượng là hợp lý tốt và hiếm khi phục hồi sau một năm. Kể từ khi có thuốc điều trị rối lọan cương (sildenafil, vardenafil…) việc điều trị trở nên đơn giản hóa và có đáp ứng với thuốc.

Trường hợp của bạn là hẹp tái phát và phức tạp, cần phẫu thuật tạo hình niệu đạo lại, trước khi phẫu thuật, cần được đánh giá chiều dài đoạn hẹp và mức độ hẹp. Có khả năng trong phẫu thuật cần sử dụng mảnh ghép từ da hoặc niêm mạc miệng để tái tạo lại niệu đạo.
Xem thêm: tra giao co lam

Việc phục hồi chức năng đi tiểu trở lại đối với bạn là quan trọng nhất và cũng là điều kiện để bạn có thể xuất tinh được, như vậy thì sau này mới có khả năng sinh sản được. Sau khi điều trị hẹp niệu đạo, vấn đề rối loạn cương sẽ được hỗ trợ bằng thuốc điều trị rối loạn cương.

10 thói quen làm tim yếu

Xem TV quá nhiều

Theo một nghiên cứu trên tạp chí của Trường Tim mạch Mỹ năm 2011, xem TV quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho trái tim của bạn. Nếu xem TV nhiều hơn 4 tiếng mỗi ngày thì cho dù tập thể dục thường xuyên, bạn vẫn có nguy cơ cao gấp 2 lần bị đột quỵ hoặc ngừng tim phải nhập viện, thậm chí tử vong.
Xem thêm: tra giao co lam

Uống nước ngọt cho người ăn kiêng

Uống nước ngọt cho người ăn kiêng thường xuyên có thể giúp bạn giải nhiệt trong mùa nóng nhưng lại gây hại cho sức khỏe tim mạch. Sử dụng thường xuyên loại nước này còn có thể tăng nguy cơ đột quỵ hoặc bệnh tim khác kể cả người không có tiền sử về bệnh tim.


Ngủ nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp và mức độ stress của bạn.
Uống rượu

Rượu vang đỏ có một số thuộc tính có lợi cho tim, nhưng uống quá nhiều bất cứ loại rượu nào cũng đều không tốt. Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng lượng kcal và phá hủy giấc ngủ của bạn, dần dần ảnh hưởng tới tim.

Ngủ quá nhiều hoặc quá ít

Ngủ dưới 5 tiếng hoặc nhiều hơn 9 tiếng mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp và mức độ stress của bạn. Hơn nữa, thói quen này cũng làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành.

Trầm cảm

Tất cả chúng ta ai cũng trải qua những thời điểm căng thẳng, có thể tới mức trầm cảm vì lý do này hay lý do khác. Đương nhiên, không thể loại bỏ những cảm xúc này một cách dễ dàng nhưng cách bạn đối diện với những cảm xúc tiêu cực đó có thể gây tổn hại cho tim.

Ngáy

Bên cạnh việc gây khó chịu, ngủ ngáy là một dấu hiệu của ngừng thở khi ngủ. Những người ngủ ngáy có nguy cơ cao mắc bệnh về tim vì họ thường xuyên bị thở ngắt quãng, khiến cho huyết áp tăng.
Xem thêm: dia chi ban tra giao co lam


Tập thể dục quá sức

Tập luyện quá sức làm tăng áp lực lên tim, kết quả là gây mệt mỏi hoặc ngất xỉu. Do đó, bạn không nên luyện tập quá sức. Tuy nhiên vì phần lớn mọi người tập luyện ở mức ít hoặc vừa phải nên vấn đề này chỉ xuất hiện ở một nhóm nhỏ.
http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg
Vệ sinh răng miệng

Sức khỏe răng miệng kém có thể khiến bạn thở kém và làm tăng nguy cơ bệnh tim. Lý do là vi khuẩn từ nướu đi qua mạch máu khiến mạch máu bị hẹp lại, giảm lưu thông máu. Trong tương lai đây có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

Ăn quá nhiều

Béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về tim. Béo phì là kết quả của việc ăn quá nhiều và ít vận động. Vì vậy hãy cố gắng ăn ít, tránh đường và các loại thực phẩm chứa nhiều calo để có cuộc sống khỏe mạnh.
Xem thêm: gia ban tra giao co lam

Hút thuốc

Hút thậm chí là chỉ một điếu thuốc mỗi ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim. Bên cạnh các bệnh về tim, hút thuốc còn có thể gây ung thư và nhiều bệnh về phổi khác. Vì vậy, hãy bỏ thuốc trước khi quá muộn.

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Uống nước đúng và sai có hậu quả gì ?

Uống nước có vẻ là hành động vô cùng đơn giản, nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước thì càng tốt. Nhưng có những cách uống nước sai lầm khiến bạn uống không đủ nước, càng uống càng khát.


1. Uống nước trong khi tập luyện nhưng không uống trước khi tập

Ngay cả nếu bạn thường xuyên nhấm chút nước trong lúc tập thể thao, bạn cũng dễ có khả năng bị đau đầu nếu được nạp không đủ nước trước đó. Bạn nên uống ít nhất 240ml nước trước khi tập nửa tiếng.


Xem thêm: tra giao co lam bao nhieu tien 1kg


http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg


2. Dùng đúng 8 ly nước mỗi ngày

Viện Y học Mỹ khuyên bạn nên uống 11,4 ly nước mỗi ngày, dù mức độ cần nước có thể đổi khác giữa mỗi cá nhân. Lượng nước chính xác mà bạn cẩn phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng cơ thể của bạn.

Và bạn cũng có thể nạp thêm nước từ thực phẩm như trái cây, rau củ (một quả táo cung cấp nước ngang với 1 cốc nước), bạn sẽ không cần phải uống quá nhiều nước nếu ăn nhiều thực phẩm cấp nước. Nói chung, nếu bạn đem số cân nặng chia đôi, bạn sẽ có được số ounce nước cần thiết phải uống mỗi ngày (mỗi ounce bằng 30ml).
Xem thêm: tac dung tra giao co lam

3. Tránh uống cà phê và trà

Nhiều người tin rằng cà phê và trà làm mất nước vì chúng chứa caffeine, nhưng dù caffeine có thể là chất lợi tiểu, lượng nước trong trà và cà phê vẫn đủ cung cấp cho chức năng này. Nên uống trà và cà phê vẫn tốt hơn không uống gì.

4. Uống nước quá ít

Nếu cảm thấy khát, đang tập luyện hoặc khi trời quá nóng, bạn nên uống nước. Nhưng ngay cả khi không khát, không hoạt động, bạn vẫn cần nước. Thiếu nước dẫn đến nguy cơ sỏi thận và các bệnh tiết niệu. Bạn nên uống nước thường xuyên trong ngày.

5. Lầm lẫn giữa nhu cầu uống nước và nhu cầu ăn

Uống nước trước khi ăn giúp bạn nhận thức được cơn đói thực sự của bạn – nhiều người lầm lẫn giữa đói và khát khiến họ ăn nhiều, uống ít hơn. Bạn nên uống nước vào mỗi buổi sáng, ngay sau khi thức dậy để nạp đủ nước cho cả ngày.
Xem thêm: tra giao co lam

Cách để giảm hấp thu đường tăng cường sức khỏe

Đường là một trong những chất “nặng nề” nhất cho cơ thể, tuy nhiên chúng ta vẫn hấp thu nó một cách thường xuyên. Nếu muốn kiểm soát trọng lượng và phòng bệnh, cần phải hành động sớm.
Xem thêm: tra giao co lam

Các chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ những cách giảm hấp thu đường, giúp bảo vệ sức khỏe.
Ăn uống điều độ: Nếu bạn bỏ bữa, mức đường trong máu có thể tụt giảm, bạn cảm thấy đói và thèm ăn đường nhiều hơn.
Không tích trữ đồ ăn vặt: Tránh “sưu tầm”, tích trữ bánh kẹo các loại và sô cô la tại nhà. Bạn có thể ăn hoài khi thấy đồ ăn có sẵn trong tầm tay với.
Bổ sung gia vị: Những gia vị như quế, nhục đậu khấu, bạch đậu khấu và đinh hương bổ sung chất ngọt tự nhiên vào thực phẩm và có thể được dùng để giảm sự thèm đường. Vì thế hãy bổ sung các loại gia vị này vào bữa ăn của bạn.
Đọc kỹ nhãn hàng thực phẩm: Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo thực phẩm mà bạn mua không có hàm lượng đường cao. Si rô bắp, đường bắp, sucrose, dextrose, mật ong, đường mía, mật mía và đường nâu là những nguồn cung cấp đường đơn, nên dùng để bảo vệ sức khỏe.

Chọn thực phẩm nguyên hạt: So với các loại thực phẩm chế biến, chúng không chứa đường và các chất bảo quản.
Tránh để lọ đường trên bàn ăn: Bạn có thể tiện tay bỏ thêm đường vào đồ ăn nếu có lọ đường ở ngay tầm với. Bạn cũng nên bớt cho đường vào trà, cà phê, sữa...
Thêm mật ong thay đường trắng: Đó là điều nên làm, nhưng cần nhớ rằng nó có cùng số lượng calorie/gram, thế nên dùng quá nhiều có thể lợi bất cập hại. Mật ong tốt cho sức khỏe hơn do nó chứa nhiều dưỡng chất bên cạnh fructose.
Xem thêm: dia chi ban tra giao co lam
http://vitana.vn/wp-content/uploads/2015/01/tra-giao-co-lam-300x300.jpg

Uống nước: Khi bạn thèm đường, hãy uống một ly nước. Có nhiều lúc, bạn có xu hướng cảm nhận tình trạng khát như thèm thức ăn hoặc đường.
Bữa ăn cân bằng: Nên triệt để theo đuổi một chế độ ăn cân bằng bao gồm thực phẩm nguyên hạt, đậu, sữa và sản phẩm sữa, rau quả, thịt nạc, trứng và cá. Bớt hấp thu đường. Nên ghi chú tất cả những loại thực phẩm chứa nhiều đường để chủ động giảm bớt lượng đường hấp thu mỗi ngày.

Hạn chế bia rượu, nước ngọt: Đây được xem là những nguồn cung cấp đường “dồi dào”, nên tránh nạp vô độ.
Nước trái cây: Có thể giúp bạn giải khát kèm theo nhiều lợi ích sức khỏe khác. Đồng thời nó cũng là một nguồn cung cấp đường đáng kể. Lời khuyên của các chuyên gia là nên dùng vừa phải.

Xem thêm: gia ban tra giao co lam