Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Tác hại của đồ ăn sẵn với trí nhớ của bạn

Tác hại của việc ăn 1 chế độ ăn giàu chất béo, thực phẩm chế biến sẵn đã từng được ghi nhận. Nhưng 1 nghiên cứu mới đã cảnh báo thêm rằng bánh quy, bánh ngọt hoặc đồ ăn nhanh có thể có hại cho tâm trí của bạn.
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã phát hiện ra chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến việc gây mất trí nhớ ở người đàn ông. Axit béo chuyển hóa hoặc chất béo chuyển hóa được sử dụng để cải thiện hương vị, thành phần và hạn sử dụng. Tuy nhiên, chúng được biết có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
a
Tại Đan Mạch, hầu như tất cả các chất béo chuyển hóa đã bị cấm từ năm 2003.
Nghiên cứu mới cho thấy rằng việc ăn 1 lượng lớn các chất béo chuyển hóa sẽ dẫn đến bộ nhớ kém đi ở nam giới trong độ tuổi 45 và trẻ hơn. Những người đàn ông có chế độ ăn chứa nhiều chất béo đã thể hiện khả năng nhớ kém hơn trong 1 bài kiểm tra trí nhớ so với những người khác.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí trực tuyến Public Library of Science One. Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Beatrice Golomb đến từ Đại học California tại San Diego, cho biết: "Chất béo chuyển hóa tạo sự bất lợi cho hành vi và tâm trạng. Loại chất béo này có thể làm tăng “tuổi thọ” của các loại thực phẩm nhưng chúng sẽ làm giảm tuổi thọ của con người.”
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 1.018 người đàn ông và phụ nữ tham gia vào 1 cuộc khảo sát chế độ ăn uống và tham gia các bài kiểm tra trí nhớ.
Trung bình, nam giới ở độ tuổi 45 và trẻ hơn đã có thể nhớ lại được 86 từ trong các bài kiểm tra. Nhưng cứ mỗi gram chất béo chuyển hóa được họ ăn mỗi ngày sẽ khiến trí nhớ của họ giảm 0,76 từ. Những thanh niên có khả năng nhớ lại ít hơn khoảng 12 từ nếu ăn nhiều chất béo chuyển hóa trong nghiên cứu này.
Cơ quan quản lý của Mỹ đã thông báo hầu hết các chất béo chuyển hóa sẽ được loại bỏ ra khỏi thực phẩm Mỹ trong vòng 3 năm. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) nước này cho biết các loại dầu hydro hóa một phần (PHOs) - nguồn chính của chất béo chuyển hóa không được công nhận là an toàn.
Theo các chuyên gia, động thái này có khả năng sẽ ngăn ngừa hàng ngàn cơn đau tim gây tử vong mỗi năm. Tại Đan Mạch, hầu như tất cả các chất béo chuyển hóa đã bị cấm từ năm 2003, nhưng ở Anh việc loại bỏ chất này phụ thuộc vào các nhà sản xuất thực phẩm tự nguyện đăng ký.

Thụy Du - (Dịch theo DM) (Theo Congluan)

Những dấu hiệu trẻ đang bị thiếu canxi

Bé thiếu canxi rất nguy hiểm, cha men nên biết dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ có cách xử lý kịp thời, vì thiếu canxi ở trẻ rất nguy hiểm
Nếu trẻ hay cào tóc, ngoáy tai, có lúc còn tự “đụng đầu” vào giường ngủ… thực ra đây không phải là dấu hiệu thiếu canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế là bé đang chơi đùa hoặc sự phát triển của tai trong mất cân bằng khiến bé cảm thấy khó chịu ở tai. Lúc này, việc của bạn là kiểm tra sức khỏe tai cho bé chứ không phải lo lắng việc bé thiếu canxi.
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ
++ Bé dễ bực bội bất an, thường khóc quấy không rõ nguyên nhân bởi vì khi thiếu hụt canxi, bé rất khó đi vào giấc ngủ và dễ giật mình tỉnh giấc.
++ Bé đổ mồ hôi tương đối nhiều hơn so với bình thường, dù thời tiết không nóng vẫn bị.
++ Tóc bé ngả hơi vàng, thưa thớt và dễ rụng nhất là phần sau đầu.
++ Bé không có bệnh tật gì nhưng lại mọc răng chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi, hoặc răng mọc không đều, khả năng nhai cắn không bình thường, răng dễ lung lay và gãy rụng.
++ Tinh thần của bé đờ đẫn, ít biểu hiện cảm xúc, động tác và ngôn ngữ chậm chạp, yếu kém so với trẻ khác.
++ Phần trán nhô cao hoặc có nhiều gân nổi lên. Bé hô hấp khó khăn, dễ bị viêm khí quản, viêm phổi.
++ Bé chán ăn, kén ăn do canxi không được dung nạp đầy đủ vào cơ thể, gây mất cảm giác thèm ăn. Từ đó, trí lực của bé cũng suy giảm, hệ miễn dịch kém.
++Bé dễ nổi mụn nước, thường thấy ở đỉnh đầu, má, sau tai.
Những biểu hiện trên có thể giúp bạn đặt nghi vấn bé đang thiếu hụt canxi, tuy vậy tốt nhất vẫn cần có công tác kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và an toàn trong biện pháp khắc phục.
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
Mặc dù thiếu canxi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, nhưng lạm dụng bổ sung canxi là điều không tốt. Dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài thì lượng canxi vẫn tương đối đủ cho cơ thể bé. Lúc này, nếu dung nạp thêm canxi vào sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu thụ các nguyên tố khác như sắt, kẽm, magie, phốt pho v.v… trong cơ thể bé, có thể gây biến chứng thành sỏi thận, canxi cao trong máu, trúng độc kiềm v.v…
Thông thường, bé trước 2 tuổi đã có thể bổ sung canxi, sau 2 tuổi thì nên thông qua biện pháp ẩm thực hợp lý để đảm bảo nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bé là được.
Ngoài ra, không phải cứ nạp vào bao nhiêu là có thể hấp thu bấy nhiêu lượng canxi. Quá trình hấp thu canxi chủ yếu tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng lúc đó của bé, song song với khả năng điều tiết các vật chất khác trong cơ thể như tuyến giáp, vitamin D. Vì vậy, khi cần bổ sung canxi cho bé, bạn phải chú ý tăng cường thêm cả citamin D, tốt nhất là cho bé hoạt động ngoài trời hằng ngày, tiếp xúc ánh nắng mặt trời để kích thích nguồn canxi cần hấp thu vào cơ thể.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Kế hoạch uống nước giúp bạn khỏe cả ngày

Uống nước đúng cách không những giúp bạn khỏe hơn, thanh lọc cơ thể và ngăn ngừa được rất nhiều bệnh tật
Một số chuyên gia khuyên nên áp dụng kế hoạch uống nước trong ngày như sau:
Nên uống 2 cốc nước vào buổi sáng. Giúp vào buổi sáng giúp kích hoạt, cung cấp năng lượng cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể, bởi nước là nguồn sống, là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.
Người Nhật có thói quen rất hay đó là uống 1 ly nước sau khi ngủ dậy và khoa học đã chứng minh rằng thói quen này có thể  giúp chữa vô số bệnh. Nó giúp giảm đau đầu, đau cơ, giảm viêm khớp, tốt cho người bệnh tim, bệnh hen, tốt cho thận, giúp phòng ngừa viêm gan, tiểu đường,…. Bởi khi vừa ngủ dậy, uống nước như cách thanh lọc toàn bộ cơ thể, giúp các cơ quan nội tạng lấy lại năng lượng sau một đêm.
Uống 1 lý nước trước mỗi bữa ăn 30 phút. Thói quen này giúp hệ tiêu hóa của bạn vận hành tốt hơn, ngăn ngừa táo bón, giúp bạn dễ dàng ăn nhiều rau hơn, ít ăn thức ăn béo đi, nhờ vậy bạn có thể giảm cân dễ dàng hoặc có thể áp dụng chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa các bệnh mạn tính. Uống nước trước bữa ăn giúp nước choán dạ dày, do vậy bạn dễ dàng ăn ít đi để có thể giảm cân hiệu quả.
Nên nhớ không nên uống quá sớm trước hoặc sau mỗi bữa ăn vì nước sẽ làm loãng dịch vị tiêu hóa. Uống nước 1 giờ sau bữa ăn giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các dưỡng chất hơn.
Uống 1 cốc nước trước khi tắm. Thói quen này giúp ngăn ngừa tăng huyết áp. Bởi khi bạn tắm cũng là lúc cơ thể mất năng lượng. Uống nước sẽ giúp điều hòa huyết áp của bạn.
1 cốc nước trước khi đi ngủ. Uống 1 cốc nước trước khi đi ngủ giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc cơn đột quỵ. Uống nước trước khi đi ngủ giúp bạn bổ sung nước cho cơ thể suốt đêm, tránh cơ thể bị mất nước vào ban đêm.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Trẻ bị đầy hơi nên làm gì?

Chứng đầy hơi ở trẻ nhỏ có thể gây ra các biểu hiện khó chịu cho trẻ như trẻ hay quấy khóc, dễ nôn trớ thức ăn, mệt mỏi…
Nguyên nhân nào gây đầy hơi ở trẻ?
Những nguyên nhân thường gặp gây đầy hơi ở trẻ nhỏ đó là:
  • Chứng trào ngược dạ dày – thực quản
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán)
  • Mắc chứng viêm đại tràng co thắt
  • Chế độ dinh dưỡng không phù hợp, ăn dặm sớm
  • Ăn quá nhiều tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa
  • Hệ tiêu hóa yếu kém
  • Thực phẩm không hợp vệ sinh
Làm gì khi trẻ bị đầy hơi?
Cần theo dõi tâm trạng của trẻ để trấn an bé khi trẻ có các biểu hiện đầy hơi như bứt rứt, khó chịu, khó ngủ. Nếu trẻ bị sốt hoặc máu lẫn trong phân thì cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để khám và điều trị.
Trường hợp trẻ vẫn vui chơi, tươi cười thì cần áp dụng những biện pháp dưới đây để giảm chướng hơi cho trẻ:
Giúp trẻ ợ hơi ra ngoài. Bằng cách phương pháp ẵm bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng sau đó xoa lưng bé theo những chuyển động trong dọc theo xương sống từ dưới lên tới cổ để giúp bé ợ hơi ra ngoài. Động tác này cần thực hiện từ sau khi trẻ ăn khoảng 20 phút, tuyệt đối không nên làm khi trẻ vừa ăn xong.
Ngoài ra bạn còn có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ bú sữa sẽ giảm được lượng hơi ứ đọng lại trong dạ dày cũng như tránh việc trẻ bị nôn, ọc sữa.
Ôm trẻ hơi ngả người xuống sao cho bụng trẻ nằm trên cánh tay bạn và vỗ lưng trẻ cũng giúp trẻ xì hơi tốt.
Massage bụng cho trẻ. Thường xuyên massage bụng cho trẻ để giảm lượng hơi trong dạ dày và giúp trẻ có cảm giác dễ chịu hơn. Cần nhẹ nhàng dùng các ngón tay mẹ xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài cùng của bé.

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Chim sẻ, vị thuốc tráng dương ích tinh, kiện cân cốt

Chim sẻ còn gọi sẻ nhà, tước điểu, ma tước. Theo Đông y, thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm; vào thận; có tác dụng tráng dương ích tinh ôn kiện cân cốt, sáp niệu, chỉ khái suyễn.
Chim sẻ còn gọi sẻ nhà, tước điểu, ma tước. Theo Đông y, thịt chim sẻ có vị ngọt, tính ấm; vào thận; có tác dụng tráng dương ích tinh ôn kiện cân cốt, sáp niệu, chỉ khái suyễn. Dùng cho các trường hợp suy nhược dương hư, di tinh, di niệu, tiểu tiện tần xác, huyết trắng đái hạ, đau lưng mỏi gối, đau đầu hoa mắt chóng mặt, hen suyễn. Sau đây là một số món ăn thuốc từ chim sẻ tráng dương bổ thận.
Cháo sẻ gạo lứt: chim sẻ 5 con, gạo lứt 100g. Chim sẻ làm sạch, rán cho chín, cho rượu nấu nhừ. Cho gạo và nước nấu thành cháo. Khi cháo được cho hành và gia vị, ăn khi đói. Món này rất tốt cho người dương hư, suy nhược, hen suyễn.
Sẻ tẩm nước cốt đỗ trọng, hà thủ ô hấp đường phèn: chim sẻ 2 con, đỗ trọng 25g, hà thủ ô 25g. Đỗ trọng, hà thủ ô sắc lấy nước bỏ bã. Cho chim sẻ đã làm sạch, đường phèn, nước thuốc hầm chín nhừ. Cho ăn khi còn nóng. Món này thích hợp cho người thận hư, đau lưng, mỏi gối, di tinh, di niệu, liệt dương, suy nhược cơ thể, ho gà, ho dai dẳng do viêm khí phế quản mạn tính có tính chất dị ứng kích thích, hen suyễn.
Sẻ ướp tiêu hồi quế sa nhân nướng: chim sẻ 3 con, tiểu hồi 9g, hồ tiêu bột 3g, sa nhân 6g, nhục quế 6g. Các dược liệu xay thành bột thô, chia đều cho vào bụng chim sẻ đã làm sạch. Dùng giấy thấm ướt hay giấy bạc gói kín đem nướng chín. Ăn khi đói với chút rượu. Dùng tốt cho người thận hư, hư hàn, thoát vị (sán khí).
Sẻ tiềm đại tiểu hồi gừng tỏi: sẻ 15 con, đại hồi 10g, tiểu hồi 10g, gừng, tỏi lượng tùy ý đập dập để sẵn. Sẻ làm sạch, dùng bơ rán chim sẻ với gừng tỏi đến chín. Cho nước sôi, đại hồi, tiểu hồi và gia vị, đun nhỏ lửa trong 1 giờ. Dùng cho người bị liệt dương, di tinh tảo tiết, tính dục giảm.
Cháo chim sẻ: chim sẻ 5 con, kê 500g (tiểu mễ). Chim sẻ làm sạch nướng chín, thái miếng, nấu với kê. Khi cháo chín, cho thêm 3 củ hành sống (đã thái mỏng), gia vị muối tiêu, đảo đều. Ăn khi đói. Chữa suy nhược cơ thể, đau lưng, mỏi gối, di tinh liệt dương...
Sẻ tiềm tứ tử: chim sẻ 5 con, câu kỷ tử 20g, thỏ ty tử 10g, phúc bồn tử 10g, ngũ vị tử 6g. Chim sẻ làm sạch, cắt nhỏ, tẩm rượu. Các vị thuốc sắc lấy nước bỏ bã. Lấy nước sắc nấu với thịt chim đến nhừ. Thêm gia vị cho vừa. Ăn trong ngày. Chữa thận hư, huyết kiệt, liệt dương, phụ nữ lãnh cảm.
Sẻ hấp đường phèn: thịt chim sẻ 1 - 2 con, đường phèn 10g. Thịt chim sẻ làm sạch, cho đường phèn vào, hầm cách thủy cho chín nhừ. Dùng ăn các trường hợp ho gà, ho dai dẳng do viêm khí phế quản mạn tính có tính chất dị ứng kích thích, hen suyễn.
Kiêng kỵ: Không dùng thịt chim cho các trường hợp âm hư hỏa vượng.
TS. Nguyễn Đức Quang

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Bà bầu dành 10 phút tắm nắng mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc hen ở trẻ

Khi bà bầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lượng vitamin D tăng và trẻ sinh ra ít có những triệu chứng của hen.
Các nhà khoa học của Đại học Kansax- Mỹ đã nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ trẻ mắc hen và lượng ánh nắng mặt trời ở vùng mà bà mẹ đang mang thai ở giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ đang sống. Kết quả nghiên cứu đăng trong Tạp chí kinh tế sức khỏe Hoa Kỳ (American Journal of Health Economics) cho thấy nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ tăng khi có sự thiếu hụt vitamin D ở bà mẹ.

ba-bau-tam-nang-giam-nguy-co-mac-hen-o-tre
Khi bà bầu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, lượng vitamin D tăng và trẻ sinh ra ít có những triệu chứng của hen. Theo tác giả nghiên cứu thì chỉ cần tắm nắng 10 phút mỗi ngày giúp làm giảm nguy cơ mắc hen ở trẻ sinh ra- Đây là tin vui cho các bà bầu!
Nhưng không nên nghĩ rằng ánh sáng mặt trời là vô hại, nhất là ở phụ nữ mang thai, đôi khi có những đốm nâu trên mặt và ngực. Cho nên hãy bảo vệ vùng da mặt và cổ với kem chống nắng, đội mũ và phơi nắng phần còn lại của cơ thể . Các bà bầu nên nhớ rằng chỉ 10 phút mỗi ngày là đủ để có lượng vitamin D cần thiết.
Tuy nhiên các bà bầu đừng lo lắng nhiều vì  thường được bổ sung để tránh sự thiếu hụt này nhưng hãy nhớ rằng vitamin D tổng hợp ít hiệu quả hơn từ thiên nhiên.
Bs Ái Thủy
(theo Metronews.fr)

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Phát hiện chất giúp ngăn ngừa lão hóa

Các nhà khoa học phát hiện một chất chống lão hóa đó là lithium, chất này thường được dùng để điều trị và ngăn ngừa cơn hưng cảm ở những người bị rối loạn lưỡng cực
Một nghiên cứu của Viện Sức Khỏe Cao Niên, trường đại học London (UCL), Vương quốc Anh đã tiến hành thử các liều khác nhau của lithium chloride (LiCl) trên 160  ruồi giấm trưởng thành. Kết quả cho thấy loài ruồi giấm sử dụng liều thấp lithium sống lâu hơn nhóm đối chứng.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng  các cá thể ruồi giấm sử dụng liều thấp lithium ở tuổi trưởng thành hoặc muộn hơn, chúng sống lâu hơn trung bình 16-18% so với các cá thể được cho dùng natri clorua, bất kể đặc tính di truyền của chúng.
Một điều đáng mừng nữa là các nhà khoa học kông có tác dụng phụ nào được phát hiện với liều thấp của lithium, điều đáng chú ý là những con ruồi trong nghiên cứu vẫn ăn bình thường và  sản sinh con cháu khỏe mạnh.
Trong khi xác định làm thế nào lithium làm tăng tuổi thọ của ruồi giấm, nhóm nghiên cứu thấy rằng thuốc đã ức chế một phân tử tên là glycogen synthase kinase-3 (GSK-3). Nghiên cứu trước đây chỉ ra mối liên hệ giữa GSK-3 và sự phát triển của các bệnh liên quan đến tuổi già, chẳng hạn như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson.
Hơn thế nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, song song với việc ức chế GSK-3, lithium thúc đẩy hoạt động của một phân tử gọi là yếu tố nhân (NRF2),  tham gia trong việc bảo vệ tế bào chống lại oxy hóa – một quá trình quan trọng trong quá trình lão hóa.
Dựa trên những phát hiện của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng việc tác động lên GSK-3 có thể là một bước đi đầy hứa hẹn trong cuộc chiến chống lão hóa.
Nghiên cứu này có tiềm năng không chỉ giúp tạo ra một thế hệ người cao tuổi khỏe mạnh, mà còn cung cấp những hiểu biết quan trọng về khả năng điều trị hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh lão hóa như Parkinson.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Chữa giãn tĩnh mạch tinh những điều cần biết

Sau khi bài báo “Ngừa giãn tĩnh mạch tinh ở tuổi thiếu niên” đăng tải trên báo SK&ĐS ra ngày 1/4/2016, nhiều bạn đọc gọi điện đến tòa soạn mong muốn được hướng dẫn cách điều trị...
Sau khi bài báo “Ngừa giãn tĩnh mạch tinh ở tuổi thiếu niên” đăng tải trên báo SK&ĐS ra ngày 1/4/2016, nhiều bạn đọc gọi điện đến tòa soạn mong muốn được hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc trẻ. Theo yêu cầu bạn đọc, chúng tôi đăng tải bài viết của ThS.BS. Trần Đức Tâm.
Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh
Phẫu thuật nhằm mục đích thắt và cắt các tĩnh mạch tinh giãn mất chức năng. Đây là một phẫu thuật can thiệp tối thiểu, có nghĩa là đường rạch trên da sẽ rất nhỏ. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ bộc lộ rõ các tĩnh mạch giãn, tách rời chúng ra khỏi ống dẫn tinh, sau đó cặp, thắt và cắt bỏ các tĩnh mạch này. Bác sĩ gây mê sẽ cho trẻ ngủ say, đồng thời giảm đau bằng cách gây tê vùng cùng cụt hoặc gây tê tại chỗ. Ca mổ kéo dài khoảng 1 giờ và sau mổ, trẻ sẽ trở lại như bình thường rất nhanh và hầu như không gặp bất cứ vấn đề gì trong sinh hoạt. Bệnh nhân có thể ra viện trong ngày nếu như nhà ở gần bệnh viện hoặc ngày hôm sau nếu ở xa hơn.
Sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh không nên chạy nhảy hoạt động mạnh; ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu (ảnh minh họa).
Những điều cần lưu ý
Trước khi phẫu thuật: 10 ngày trước mổ, không cho trẻ sử dụng các thuốc thuộc dòng aspirin như ibuprofen hay naproxen. Đây là những thuốc thường dùng để hạ sốt, giảm đau. Những thuốc này có thể gây tình trạng chảy máu khó kiểm soát trong và sau mổ. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng những thuốc dạng này, bố mẹ trẻ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau phẫu thuật: Trong vòng 24h sau mổ, cố gắng giữ cho trẻ không có những hoạt động mạnh. Trẻ có thể đi lại sinh hoạt nhẹ nhàng nhưng không nên chạy nhảy hay chơi các trò chơi nặng. Nên ăn thức ăn nhẹ như cháo, sữa, hoa quả,... bởi vì các thức ăn rắn khác có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Sau mổ giãn tĩnh mạch tinh, trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở vùng bìu. Các triệu chứng có thể là:
Vùng bìu có cảm giác căng tức, da bìu có thể chuyển sang màu thâm tím hoặc đỏ.
Bìu bên mổ sưng to hơn bên kia.
Các triệu chứng này hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai, nguyên nhân là do dòng máu lưu chuyển từ tinh hoàn trở về tim bị hạn chế do đã thắt đi một phần các tĩnh mạch. Thông thường, các biểu hiện này kéo dài một vài tuần hoặc một tháng sau mổ và sẽ mất đi dần dần. Để hạn chế sưng đau tinh hoàn và bìu sau mổ, bố mẹ nên cho bệnh nhân nằm yên tại giường trong vòng 24 giờ đầu và có thể dùng khăn lạnh chườm mát vùng bìu trong 1, 2 ngày đầu tiên.
Sưng, nề, tấy đỏ xung quanh hoặc thấm một ít dịch vùng vết mổ - triệu chứng này sẽ hết sau vài ngày, hãy nhớ thay băng vết mổ thường xuyên để giữ vệ sinh.
Nếu bệnh nhân phải gây mê nội khí quản, có thể có những triệu chứng như đau họng, nôn, táo bón, đau nhức cơ thể - nhóm triệu chứng này sẽ mất đi sau 48 giờ.
Ăn uống: Bố mẹ có thể cho trẻ ăn uống sau khi mổ 2-3 giờ, phụ thuộc vào tuổi của bé và phương pháp gây mê. Tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Bắt đầu ăn từ những thức ăn lỏng, mềm như cháo, sữa, sau đó ăn đặc dần lên.
Thuốc giảm đau: Thông thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau ngay sau mổ. Thuốc có thể dùng theo đường đặt hậu môn nếu trẻ bé, hoặc đường uống nếu trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, vết mổ thường rất nhỏ nên trẻ thường ít có biểu hiện đau quá mức.
Ngày thứ 2 sau mổ: Có thể các triệu chứng sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn có thể tăng so với ngày thứ nhất, vết mổ có thể có một ít dịch thấm, sưng nề và bầm tím nhẹ. Đó đều là các biểu hiện bình thường sau mổ. Ngày thứ 2 sau mổ, trẻ không cần hạn chế loại thức ăn hay nước uống nào và có thể trở về sinh hoạt như bình thường.
Từ ngày thứ 3 trở đi, có thể cho bệnh nhân tắm. Chú ý khi tắm vẫn có thể để lại băng gạc, sau khi tắm xong, thay băng gạc khác. Tuy trẻ đã có thể trở lại với những sinh hoạt bình thường nhưng hãy nhớ nhắc trẻ không có những hoạt động mạnh như chơi thể thao hoặc chạy nhảy quá sức. Nếu trẻ có những biểu hiện khó chịu khi hoạt động, hãy cho trẻ nghỉ ngơi.
Trong vòng 1 tháng đầu sau mổ, trẻ không nên hoạt động thể thao yêu cầu thể lực cao như chạy, đá bóng,...
Những triệu chứng nào cần báo ngay cho bác sĩ?
Trong vòng 2 tuần sau mổ, báo cho bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau: sốt, co giật, buồn nôn hoặc nôn; tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như: nổi mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn; vết mổ đau nhiều, tấy đỏ, sưng, chảy dịch hoặc máu số lượng nhiều.
ThS.BS. Trần Đức Tâm

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Cua biển bổ khí huyết, ích xương tủy

Cua biển là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là các tín đồ mê hải sản. Cua biển ngon, giàu dinh dưỡng: protein, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, Mg và axit béo omega 3.
Cua biển là thực phẩm được nhiều người ưa thích, nhất là các tín đồ mê hải sản. Cua biển ngon, giàu dinh dưỡng: protein, lipid, Ca, P, Fe, vitamin B1, B2, PP, Mg và axit béo omega 3. Nó có giá trị cao cả trong thực phẩm và y học.
Theo Đông y, thịt cua biển có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ích xương tủy, thông kinh lạc… dùng rất tốt với người hư nhược, trẻ em còi, người lớn gầy khó lên cân, gân xương yếu, sinh lý yếu, các chứng đau tê liên quan khí huyết, huyết ứ. Sau đây là một số món ăn bài thuốc từ cua biển:
Cháo cua biển: thịt cua biển, gạo ngon, đậu xanh, hành ngò, gia vị vừa đủ. Cua hấp chín lấy thịt và gạch chao hành mỡ cho thơm để riêng. Gạo và đậu xanh vo sạch nấu cháo, khi cháo chín cho thịt cua và gạch cua đun nhỏ lửa, sôi lại nêm gia vị ăn. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị… Rất tốt với trẻ em còi, người lớn gân xương yếu, khí huyết đều hư, suy nhược cơ thể.
Lẩu cua biển: cua biển, xương lợn, tôm sú, rau muống, giá đậu, hoa lý, rau đắng, nấm hương, nấm rơm, cà chua, hành ngò gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn. Công dụng bổ tỳ, ích thận, sinh tinh huyết… Chữa đau lưng mỏi gối, ù tai, chữa nhược dương do thận khí hư.
Cua biển hấp bia: cua biển, bia, gừng tươi, hành tây, ớt, tiêu, muối, gia vị vừa đủ hấp ăn. Công dụng ích thận dưỡng can, thông huyết, ích xương khớp… Chữa đau lưng, mỏi gối, xương gãy lâu lành, đêm ngủ chuột rút, loãng xương ở người già.
Cua biển rang me: cua biển, me chín, tỏi, hành tây đã thái mỏng, bột năng, gia vị vừa đủ rang ăn kèm rau, tía tô, kinh giới, rau thơm. Công năng: bổ huyết, dưỡng tỳ thận, thông kinh lạc, chắc gân xương. Rất tốt cho người lớn gân xương yếu, loãng xương, trẻ em còi chậm lớn, người bị chuột rút về đêm.
Súp cua biển: thịt cua biển, thịt gà xé nhỏ, ngô non bào, trứng gà, bột năng, hành ngò, gia vị vừa đủ nấu súp ăn. Công dụng: bổ hư, ích tỳ, thận, thông kinh lạc… Rất tốt với người mới ốm dậy, ăn kém, khí huyết hư, gân xương yếu, chân tay tê, lạnh, thiếu máu lâu ngày.
Chả cua biển: thịt cua biển, trứng gà, cà rốt, hành tây, khoai môn, giá đỗ, bánh tráng, nấm mèo. Các vị thái nhỏ, trộn trứng và gia vị vừa đủ quấn làm chả chiên ăn kèm rau kinh giới, tía tô, rau thơm. Công dụng: bổ khí, huyết, ích xương cốt, chữa khí huyết hư, nhức mỏi gân xương. Dùng thích hợp với người già, trẻ em, phụ nữ khí huyết hư, xương cốt yếu.
Lưu ý: Cua biển giàu đạm. Người đang cần giảm cân, bệnh gút; người hay dị ứng cua ghẹ nên kiêng hoặc hạn chế dùng. Nên dùng cua tươi sống, nếu để cua chết, chất đạm trong cua dễ bị hỏng làm giảm hương vị và có thể gây dị ứng.
Lương y Minh Phúc

Cà chua ngăn ngừa ung thư

Theo y học cổ truyền, cà chua có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tăng tân dịch, chống khát nước, giúp thông tiểu tiện và tiêu hóa tốt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như: nhiệt bệnh phiền khát, môi khô, họng khát do vị nhiệt, hay hoa mắt chóng mặt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, tiêu hoá kém, loét dạ dày, tăng huyết áp...
>>>>tra giao co lam
Cà chua là loại quả quen thuộc được dùng làm thực phẩm rất giàu vitamin và chất khoáng, cà chua có giá trị dinh dưỡng cao và có tác dụng chữa bệnh. Cà chua khi chín có màu đỏ tươi chứa rất nhiều vitamin A. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C. Ngoài ra, còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg). Các chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, photpho... có lợi cho sức khỏe. Cà chua là một trong số ít các loại rau quả rất giàu carotenoid gọi là lycopene, một chất có đặc tính ngăn chặn ung thư. Đặc biệt cái loại vitamin B, vitamin C và beta carotene giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hoá của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm thiểu nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và ung thư.
Một số bài thuốc chữa bệnh:
Bài 1: Phòng bệnh bướu cổ: Cải xoong 200g, cà chua 1 quả; rau mùi, kinh giới 10g; dầu ăn, gia vị, giấm. Cách làm: Cải xoong, cà chua, rau gia vị rửa sạch, để ráo. Cà chua thái lát. Cải xoong chần qua nước sôi; rau mùi, kinh giới thái nhỏ. Tất cả đem trộn đều với giấm, gia vị ăn thay rau. Mỗi tuần ăn 3 lần. Ăn thường xuyên sẽ giúp bổ sung iốt phòng bệnh bướu cổ hiệu quả.

Cà chua, thức ăn vị thuốc rất tốt cho sức khỏe.
Bài 2: Chữa sốt, khát nước: Cà chua 200g thái lát, sắc nước, uống thay trà trong ngày, uống nóng hay lạnh đều được. Cũng có thể dùng nước ép cà chua và nước ép dưa hấu mỗi thứ 200ml trộn đều, chia 2-3 lần uống trong ngày.
Bài 3: Chữa bỏng lửa nhẹ: Tách lấy vỏ cà chua có dính thịt quả đắp lên chỗ bỏng, thỉnh thoảng lại thay sẽ giúp làm dịu vết bỏng, chống đau rát và kích thích da chóng hồi phục.
Bài 4: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Vào sáng sớm (khi đói), lấy 1-2 quả cà chua, rửa sạch bằng nước sôi, thái thành miếng nhỏ, thêm chút đường cho đủ ngọt rồi ăn sống. Mỗi liệu trình kéo dài 15 ngày, nghỉ 3 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Cà chua 250g rửa sạch, thái miếng; thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn hằng ngày. Món ăn này có tác dụng điều hòa chức năng gan, bổ máu, tiêu hóa tốt, hỗ trợ tốt trong điều trị viêm gan mạn tính, giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Bài 6: Giúp chắc răng, phòng chảy máu chân răng: Cà chua sống 1-2 quả, ăn ngày 3-4 lần, ăn trong 2 tuần sẽ có kết quả.
Lưu ý, cần chọn cà chua sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật. Do trong cà chua sống có nhiều axit hữu cơ nên có thể gây co thắt túi mật, người bị bệnh sỏi mật không nên áp dụng, người mắc bệnh gút cần thận trọng, cần đến thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.
BS. Nguyễn Thị Thúy

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Thuốc Nam trị bệnh dạ dày

Đau dạ dày Đông y gọi là vị quản thống, là hiện tượng đau ở vùng thượng vị, vùng dưới tâm. Có thể đau nhiều hay đau ít, đau dữ dội hoặc âm ỉ.
Đau dạ dày Đông y gọi là vị quản thống, là hiện tượng đau ở vùng thượng vị, vùng dưới tâm. Có thể đau nhiều hay đau ít, đau dữ dội hoặc âm ỉ. Kèm theo đau là hiện tượng đầy trướng, ậm ạch, miệng đắng, ợ hơi, phân lỏng hoặc táo, chân tay lạnh, ăn ít, tiêu hóa trì trệ… Nguyên nhân do bực dọc, giận dữ nhiều quá hại đến can khí. Hoặc do tỳ vị hư hàn, do ăn uống thiếu vệ sinh, thiếu khoa học... Sau đây là một số bài thuốc Nam điều trị chứng này theo từng thể bệnh.
Đau dạ dày do can khí uất kết: Biểu hiện đau vùng thượng vị, đau lan tới hai bên hạ sườn, đầy tức khó chịu, tinh thần dễ bực dọc, cáu gắt, miệng đắng, tiểu đỏ, da vàng ợ hơi, nôn chua, rêu lưỡi vàng, phân khi lỏng khi táo không ổn định. Phép trị: sơ  can lý khí, điều hòa tỳ vị. Dùng một trong các bài:

Củ riềng là vị thuốc chữa đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.
Bài 1: đan bì 10g, chi tử 12g, sài hồ 16g, bạch thược 12g, hạ liên châu 12g, cà gai leo 12g, bạch truật 12g, trần bì 10g, cam thảo 10g, đinh lăng 16g, đương quy 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hòa can thư can dưỡng tỳ ích vị.
Bài 2: bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, thần khúc 10g, rau má 16g, cỏ mần trầu 18g, đan sâm 12g, hạ liên châu 10g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, sài hồ 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: bổ thổ thư can, thông đạt can khí, từ đó sẽ có tác dụng giảm đau, cải thiện tiêu hóa.
Đau dạ dày do tỳ vị hư hàn: biểu hiện đau vùng thượng vị liên miên, môi nhợt da xanh, bụng đầy ậm ạch, rối loạn tiêu hóa, phân lỏng nát, chân tay lạnh, cơ bắp mềm yếu, ăn ít, người mệt mỏi. Phép trị: kiện tỳ dưỡng vị, ôn trung chỉ thống. Dùng một trong các bài:
Bài 1: bán hạ 10g, hậu phác 10g, bạch truật 16g, đại táo 10g, đinh lăng 16g, ngũ gia bì 16g, lá đắng 16g, nhục quế 6g, củ riềng 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn trung chỉ thống, bổ tỳ kiện vị.
Bài 2: bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đương quy 16g, hoàng kỳ 12g, lương khương 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, cam thảo 12g, sâm bố chính 16g, sinh khương 6g, nhục quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn bổ tỳ thổ, thông khí giảm đau. Phù hợp với những người hay bị sôi bụng, phân sống phân lỏng, tay chân yếu mềm, ăn ít, da xanh môi nhợt, đau âm ỉ vùng thượng vị. Uống 12 - 15 ngày là một liệu trình.
Đau dạ dày do ăn uống không hợp vệ sinh: do ăn phải thức ăn ôi thiu sống lạnh, thức ăn có độc tố, thức ăn không hợp với cơ địa. Biểu hiện đau trướng toàn ổ bụng, bụng căng đầy ậm ạch, khó thở. Đau tăng lên dần sau đó đại tiện phân lỏng, trường hợp nặng thì đi ngoài nhiều lần, đi liên tục gây ra tình trạng mất nước, mất tân dịch. Rối loạn điện giải, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, mặt hốc hác, da nhăn nheo. Trường hợp này cần xử trí khẩn cấp và đúng quy trình. Dùng một trong các bài:

Cà gai leo là vị thuốc chữa đau dạ dày do can khí uất huyết.
Bài 1: bạch truật sao hoàng thổ 16g, lá ổi 20g, cây cứt lợn (sao vàng hạ thổ) 20g, nhục quế 10g, sinh khương 8g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, trần bì (sao) 12g, chích thảo 12g. Sắc đặc chia uống 3 - 4 lần trong ngày. Công dụng: cầm tả, chỉ thống, tiêu thực, tiêu độc.
Bài 2: lá khổ sâm 16g, rau má (sao thơm) 20g, lương khương 12g, sinh khương 6g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, lá ổi 20g, nhục quế 10g, hoài sơn 16g, biển đậu 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: ôn trung chỉ tả, tiêu thực hòa vị. Khi bệnh đã ổn định thì dùng tiếp bài bổ thổ kiện tỳ.
Lương y Trịnh Văn Sỹ

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

5 loại thực phẩm giúp bạn chống rét tốt

Mùa đông giá rét, có người chịu lạnh tốt, nhưng cũng có nhiều người lại rất sợ lạnh. Để chống chọi với giá rét, ngoài mặc quần áo đủ ấm, bạn cần ăn những món có tác dụng chống rét.
Theo Đông y, thực phẩm có những nhiều loại với các thuộc tính khác nhau: có loại tính mát lạnh, có loại tính ôn bổ, có loại có tính nóng ấm. Để chống rét, bạn cần ăn các loại thức ăn có tính nóng ấm, sản sinh nhiều năng lượng.
Một là các loại thịt
Những loại thịt như thịt chó, thịt dê, thịt bò, thịt hươu có tác dụng chống lạnh khá tốt. Bởi những loại thịt này có chứa hàm lượng protein và chất béo cao, có tác dụng bổ thận tráng dương, làm ấm cơ thể, bổ khí hoạt huyết. Nếu bạn ăn những loại thịt này có thể tăng nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng cường chức năng nội tiết, khiến cơ thể bạn chống đỡ với thời tiết giá rét tốt hơn.

Thịt bò có hàm lượng protein cao có tác dụng làm ấm cơ thể
Hai là ăn rau củ quả
Nhiều nghiên cứu cho thấy: sợ lạnh có liên quan tới việc thiếu các chất khoáng trong cơ thể. Trong khi các loại rau củ quả như  sup lơ, cà chua, cà rốt, su hào, bắp cải, khoai lang, khoai tây, dâu tây, cam, quýt, …có hàm lượng khoáng chất phong phú.

Rau củ quả có hàm lượng khoáng chất phong phú giúp cơ thể chống rét tốt
Ba là thực phẩm cay nóng
Các loại thực phẩm có tính cay nóng như : ớt, gừng, hạt tiêu, quế, giềng… là những thực phẩm có tác dụng trừ phong tán hàn, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng thân nhiệt.

Quế là gia vị có tính cay ấm giúp chống rét tốt
Tuy nhiên bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải để giữ ấm cho cơ thể. Bạn không nên lạm dụng các thực phẩm cay nóng vì có thể gây nhiệt thái quá dẫn đến đi kiết lỵ, bệnh trĩ…

Gừng, tỏi, ớt là thực phẩm cay nóng
Bốn là thực phẩm chứa i-ốt.
I-ốt có nhiều trong rong biển, muối biển, sứa, sò, cải thảo, rau chân vịt, ngô …có tác dụng kích thích bài tiết nhiều hormon tuyến giáp. Hormon này có tác dụng sinh nhiệt, thúc đẩy quá trình ô-xy hóa của các tế bào trong cơ thể, làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng cường tuần hoàn máu dưới da có tác dụng chống lạnh.

Sò huyết chứa nhiều i-ốt giúp chống lạnh tốt
Năm là thực phẩm chứa sắt
Nhiều nghiên cứu cho biết: nếu cơ thể thiếu chất sắt sẽ rất dễ bị lạnh.
Thân nhiệt của phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt thấp hơn so với thân nhiệt của phụ nữ có huyết sắc tố bình thường là 0,7℃ và nhiệt lượng sản sinh trong cơ thể thấp hơn 13%. Sau khi bổ sung chất sắt, khả năng chống rét của phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt tăng rõ rệt. Theo đó, mọi  người, nhất là phụ nữ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều sắt như : gan động vật, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, rau chân vịt…để tăng khả năng chống rét.

Gan động vật chứa nhiều sắt tăng khả năng chống rét cho cơ thể
Ngoài ra để giúp cơ thể chống rét, bạn cần ăn uống đầy đủ các chất  dinh dưỡng và năng lượng để giúp cơ thể giữ thân nhiệt tốt trong điều kiện thời tiết giá rét. Bạn không nên uống rượu bia vào những ngày rét đậm rét hại ( nhiệt độ dưới 10 độ) vì khả năng sản sinh nhiệt của rượu rất ít. Sau khi uống rượu cơ thể có cảm giác nóng lên là do cồn làm giãn mạch máu ngoài da, làm tán nhiệt trong cơ thể, khiến khả năng chống lạnh cơ thể giảm xuống. Bạn cũng cần duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn vừa sức để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Điều quan trọng là bạn cần mặc đủ ấm và tránh bị nhiễm nước mưa.

BS. Phạm Văn Thân
(Bài tự sản xuất)