Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Những dấu hiệu trẻ đang bị thiếu canxi

Bé thiếu canxi rất nguy hiểm, cha men nên biết dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ có cách xử lý kịp thời, vì thiếu canxi ở trẻ rất nguy hiểm
Nếu trẻ hay cào tóc, ngoáy tai, có lúc còn tự “đụng đầu” vào giường ngủ… thực ra đây không phải là dấu hiệu thiếu canxi như nhiều người vẫn nghĩ. Thực tế là bé đang chơi đùa hoặc sự phát triển của tai trong mất cân bằng khiến bé cảm thấy khó chịu ở tai. Lúc này, việc của bạn là kiểm tra sức khỏe tai cho bé chứ không phải lo lắng việc bé thiếu canxi.
Dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ
++ Bé dễ bực bội bất an, thường khóc quấy không rõ nguyên nhân bởi vì khi thiếu hụt canxi, bé rất khó đi vào giấc ngủ và dễ giật mình tỉnh giấc.
++ Bé đổ mồ hôi tương đối nhiều hơn so với bình thường, dù thời tiết không nóng vẫn bị.
++ Tóc bé ngả hơi vàng, thưa thớt và dễ rụng nhất là phần sau đầu.
++ Bé không có bệnh tật gì nhưng lại mọc răng chậm hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi, hoặc răng mọc không đều, khả năng nhai cắn không bình thường, răng dễ lung lay và gãy rụng.
++ Tinh thần của bé đờ đẫn, ít biểu hiện cảm xúc, động tác và ngôn ngữ chậm chạp, yếu kém so với trẻ khác.
++ Phần trán nhô cao hoặc có nhiều gân nổi lên. Bé hô hấp khó khăn, dễ bị viêm khí quản, viêm phổi.
++ Bé chán ăn, kén ăn do canxi không được dung nạp đầy đủ vào cơ thể, gây mất cảm giác thèm ăn. Từ đó, trí lực của bé cũng suy giảm, hệ miễn dịch kém.
++Bé dễ nổi mụn nước, thường thấy ở đỉnh đầu, má, sau tai.
Những biểu hiện trên có thể giúp bạn đặt nghi vấn bé đang thiếu hụt canxi, tuy vậy tốt nhất vẫn cần có công tác kiểm tra và tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và an toàn trong biện pháp khắc phục.
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
Mặc dù thiếu canxi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, nhưng lạm dụng bổ sung canxi là điều không tốt. Dù nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa ngoài thì lượng canxi vẫn tương đối đủ cho cơ thể bé. Lúc này, nếu dung nạp thêm canxi vào sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu thụ các nguyên tố khác như sắt, kẽm, magie, phốt pho v.v… trong cơ thể bé, có thể gây biến chứng thành sỏi thận, canxi cao trong máu, trúng độc kiềm v.v…
Thông thường, bé trước 2 tuổi đã có thể bổ sung canxi, sau 2 tuổi thì nên thông qua biện pháp ẩm thực hợp lý để đảm bảo nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bé là được.
Ngoài ra, không phải cứ nạp vào bao nhiêu là có thể hấp thu bấy nhiêu lượng canxi. Quá trình hấp thu canxi chủ yếu tùy thuộc vào tình trạng dinh dưỡng lúc đó của bé, song song với khả năng điều tiết các vật chất khác trong cơ thể như tuyến giáp, vitamin D. Vì vậy, khi cần bổ sung canxi cho bé, bạn phải chú ý tăng cường thêm cả citamin D, tốt nhất là cho bé hoạt động ngoài trời hằng ngày, tiếp xúc ánh nắng mặt trời để kích thích nguồn canxi cần hấp thu vào cơ thể.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét