Sau khi bài báo “Ngừa giãn tĩnh mạch tinh ở
tuổi thiếu niên” đăng tải trên báo SK&ĐS ra ngày 1/4/2016, nhiều bạn
đọc gọi điện đến tòa soạn mong muốn được hướng dẫn cách điều trị...
>>>> tra giao co lam
Sau
khi bài báo “Ngừa giãn tĩnh mạch tinh ở tuổi thiếu niên” đăng tải trên
báo SK&ĐS ra ngày 1/4/2016, nhiều bạn đọc gọi điện đến tòa soạn mong
muốn được hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc trẻ. Theo yêu cầu bạn
đọc, chúng tôi đăng tải bài viết của ThS.BS. Trần Đức Tâm.
Phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch tinh
Phẫu
thuật nhằm mục đích thắt và cắt các tĩnh mạch tinh giãn mất chức năng.
Đây là một phẫu thuật can thiệp tối thiểu, có nghĩa là đường rạch trên
da sẽ rất nhỏ. Trong phẫu thuật, bác sĩ sẽ bộc lộ rõ các tĩnh mạch giãn,
tách rời chúng ra khỏi ống dẫn tinh, sau đó cặp, thắt và cắt bỏ các
tĩnh mạch này. Bác sĩ gây mê sẽ cho trẻ ngủ say, đồng thời giảm đau bằng
cách gây tê vùng cùng cụt hoặc gây tê tại chỗ. Ca mổ kéo dài khoảng 1
giờ và sau mổ, trẻ sẽ trở lại như bình thường rất nhanh và hầu như không
gặp bất cứ vấn đề gì trong sinh hoạt. Bệnh nhân có thể ra viện trong
ngày nếu như nhà ở gần bệnh viện hoặc ngày hôm sau nếu ở xa hơn.
Những điều cần lưu ý
Trước khi phẫu thuật:
10 ngày trước mổ, không cho trẻ sử dụng các thuốc thuộc dòng aspirin
như ibuprofen hay naproxen. Đây là những thuốc thường dùng để hạ sốt,
giảm đau. Những thuốc này có thể gây tình trạng chảy máu khó kiểm soát
trong và sau mổ. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng những thuốc
dạng này, bố mẹ trẻ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ.
Sau phẫu thuật: Trong
vòng 24h sau mổ, cố gắng giữ cho trẻ không có những hoạt động mạnh. Trẻ
có thể đi lại sinh hoạt nhẹ nhàng nhưng không nên chạy nhảy hay chơi
các trò chơi nặng. Nên ăn thức ăn nhẹ như cháo, sữa, hoa quả,... bởi vì
các thức ăn rắn khác có thể gây tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Sau mổ giãn tĩnh mạch tinh, trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở vùng bìu. Các triệu chứng có thể là:
Vùng bìu có cảm giác căng tức, da bìu có thể chuyển sang màu thâm tím hoặc đỏ.
Bìu bên mổ sưng to hơn bên kia.
Các
triệu chứng này hoàn toàn có thể xảy ra với bất cứ ai, nguyên nhân là
do dòng máu lưu chuyển từ tinh hoàn trở về tim bị hạn chế do đã thắt đi
một phần các tĩnh mạch. Thông thường, các biểu hiện này kéo dài một vài
tuần hoặc một tháng sau mổ và sẽ mất đi dần dần. Để hạn chế sưng đau
tinh hoàn và bìu sau mổ, bố mẹ nên cho bệnh nhân nằm yên tại giường
trong vòng 24 giờ đầu và có thể dùng khăn lạnh chườm mát vùng bìu trong
1, 2 ngày đầu tiên.
Sưng, nề, tấy đỏ xung
quanh hoặc thấm một ít dịch vùng vết mổ - triệu chứng này sẽ hết sau vài
ngày, hãy nhớ thay băng vết mổ thường xuyên để giữ vệ sinh.
Nếu
bệnh nhân phải gây mê nội khí quản, có thể có những triệu chứng như đau
họng, nôn, táo bón, đau nhức cơ thể - nhóm triệu chứng này sẽ mất đi
sau 48 giờ.
Ăn uống: Bố mẹ có thể
cho trẻ ăn uống sau khi mổ 2-3 giờ, phụ thuộc vào tuổi của bé và phương
pháp gây mê. Tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi cho
trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Bắt đầu ăn từ những thức ăn lỏng, mềm
như cháo, sữa, sau đó ăn đặc dần lên.
Thuốc giảm đau: Thông
thường, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc giảm đau ngay sau mổ. Thuốc có
thể dùng theo đường đặt hậu môn nếu trẻ bé, hoặc đường uống nếu trẻ lớn
hơn. Tuy nhiên, vết mổ thường rất nhỏ nên trẻ thường ít có biểu hiện
đau quá mức.
Ngày thứ 2 sau mổ: Có
thể các triệu chứng sưng, đau vùng bìu và tinh hoàn có thể tăng so với
ngày thứ nhất, vết mổ có thể có một ít dịch thấm, sưng nề và bầm tím
nhẹ. Đó đều là các biểu hiện bình thường sau mổ. Ngày thứ 2 sau mổ, trẻ
không cần hạn chế loại thức ăn hay nước uống nào và có thể trở về sinh
hoạt như bình thường.
Từ ngày thứ 3 trở đi, có
thể cho bệnh nhân tắm. Chú ý khi tắm vẫn có thể để lại băng gạc, sau
khi tắm xong, thay băng gạc khác. Tuy trẻ đã có thể trở lại với những
sinh hoạt bình thường nhưng hãy nhớ nhắc trẻ không có những hoạt động
mạnh như chơi thể thao hoặc chạy nhảy quá sức. Nếu trẻ có những biểu
hiện khó chịu khi hoạt động, hãy cho trẻ nghỉ ngơi.
Trong vòng 1 tháng đầu sau mổ, trẻ không nên hoạt động thể thao yêu cầu thể lực cao như chạy, đá bóng,...
Những triệu chứng nào cần báo ngay cho bác sĩ?
Trong
vòng 2 tuần sau mổ, báo cho bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong các biểu
hiện sau: sốt, co giật, buồn nôn hoặc nôn; tác dụng phụ của thuốc, ví dụ
như: nổi mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn; vết mổ đau nhiều, tấy đỏ, sưng,
chảy dịch hoặc máu số lượng nhiều.
ThS.BS. Trần Đức Tâm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét