Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đột quỵ não

Bệnh nhân đột quỵ não cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn bác sĩ. Bên cạnh việc dùng thuốc, tập luyện thì chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi
Lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau đột quỵ não
Cần phải cân đối dinh dưỡng, cần phải đáp ứng đủ các chất cần thiết như chất đạm từ thịt cá…, chất bột đường như gạo, mì, bánh mì…, chất béo, vitamin và chất xơ từ rau củ quả và trái cây.
Thức ăn phải được chế biến phù hợp với khả năng nhai của người bệnh. Nên cắt nhỏ, băm nhuyễn, ninh nhừ để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thụ, chia đều cho những bữa ăn nhỏ trong ngày (3 -4 lần/ ngày). Nên giảm năng lượng trong khẩu phần ăn, không nên cho người bệnh ăn quá no để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, nhất là người bệnh nằm tại giường hoặc đi lại hạn chế, nhu cầu năng lượng sẽ thấp hơn so với người bình thường.
Ngoài ra cần giảm muối và nước, do bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước vì bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Tránh dùng gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…  và các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…
Đối với người bệnh không thể tự ăn được do liệt cơ hầu họng phải nuôi ăn qua ống xông (sonde), chế độ ăn uống phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối với bệnh nhân có tình trạng bệnh lý phức tạp như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Thông tin bên lề
tra-giao-co-lam-mua-o-dau
Giá: 320.000 VND /kg
Giảo cổ lam, dược liệu Đông y có tác dụng tuyệt vời trong việc bảo về tim mạch, giúp phòng tránh đột quỵ, nhồi máu cơ tim, điều trị cao huyết áp, giảm cholesterol, mang lại cho bạn sức khỏe cường tráng, ăn ngon, ngủ tốt…

0 nhận xét:

Đăng nhận xét