Với
một số bệnh thường gặp như cảm cúm, nhức đầu, viêm họng…chúng ta hoàn
toàn có thể dùng một số dược liệu tự nhiên cũng có thể điều trị hiệu quả
Chữa nhức đầu
Gừng.
Nhai gừng sống hoặc thêm một vài lát gừng vào ly nước nóng để uống là
một liệu pháp hiệu quả làm giảm nhức đầu. Ngoài ra, một vài nghiên cứu
còn tiết lộ sử dụng gừng tươi hoặc bột gừng trong nấu ăn cũng có tác
dụng làm dịu các cơn đau đầu.
Táo.
Được cho là giúp phục hồi sự cân bằng a xít kiềm trong cơ thể, có thể
giảm bớt tất cả các loại đau đầu. Để phát huy công dụng tuyệt vời này,
hãy bỏ lõi và vỏ táo, sau đó lấy phần thịt chấm ít muối ăn khi dạ dày
trống rỗng.
Dầu hoa oải hương.
Loài hoa này từ lâu đã nổi tiếng là giúp thư giãn, và nhiều nghiên cứu
cho thấy khi hít vào, dầu hoa oải hương có thể làm giảm nhức đầu và đau
nửa đầu một cách hiệu quả. Rất đơn giản, chỉ cần đặt một vài giọt tinh
dầu hoa oải hương trên đầu ngón tay và nhẹ nhàng xoa bóp vào thái dương
sẽ cảm thấy cơn đau dịu lại.
Chữa cảm lạnh
Nước muối.
Dung dịch nước muối là bài thuốc khá phổ biến trong việc giảm bớt tình
trạng chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Các nghiên cứu cho thấy khi sử dụng
thường xuyên, dung dịch nước muối có thể giúp chất nhầy loãng ra. Làm
bình xịt mũi kiểu này khá đơn giản, lấy nửa muỗng nhỏ muối hòa vào cốc
nước và khuấy đều, sau đó đổ vào một cái lọ có ống và nhỏ vào mũi khi
nào cần thiết.
Trà xanh.
Nghiên cứu cho thấy các chất chống ô xy hóa tự nhiên có trong trà xanh
đóng vai trò kháng vi rút đối với các triệu chứng cảm lạnh và cúm thông
thường như chảy nước mũi.
Sữa.
Một chất béo có tên gọi là monocaprin trong sữa nguyên chất có đặc tính
kháng vi rút và được tìm thấy có tác dụng hỗ trợ trong việc tiêu diệt
các vi rút cảm lạnh.
Bột nghệ.
Từ xa xưa, y học đã phát hiện bột nghệ có thể điều trị tình trạng chảy
nước mũi. Nghệ chứa hợp chất curcumin – một chất chống ô xy hóa tuyệt
vời, có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư, nên chỉ cần
khuấy 1 muỗng nhỏ bột nghệ vào ly sữa ấm và uống là có thể giải quyết
được tình trạng mũi dãi lòng thòng.
Chữa viêm họng
Lá mâm xôi.
Các nghiên cứu cho thấy hoạt tính kháng khuẩn và chống viêm của loại
trà này chủ yếu là nhờ chất chống ô xy hóa tự nhiên trong lá. Hãm lá mâm
xôi khô trong nước sôi khoảng 10 phút, để nguội và súc miệng kỹ sẽ đem
lại cảm giác dễ chịu cho cổ họng.
Rễ cam thảo.
Theo Bodyandsoul, khi dùng làm thức uống, rễ cam thảo có tác dụng làm
long đờm, đồng thời làm dịu cổ họng bị kích thích và viêm. Đặt rễ cam
thảo trong một cái ly, chế nước sôi vào và uống hằng ngày thay nước lọc
khi bị cảm lạnh, có thể thêm một chút mật ong vào để tăng thêm hương vị.
Tiêu chảy. Nước
soda. Khi bị tiêu chảy, hãy uống từng ngụm nước soda. Các bicarbonate
natri có trong soda giúp trung hòa a xít trong dạ dày, từ đó sẽ hạn chế
việc thường xuyên ra vào nhà vệ sinh cũng như giảm bớt sự co thắt ở dạ
dày.
Quế.
Nhờ vào đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn nên quế đặc biệt hữu ích
trong điều trị tiêu chảy. Thêm 2 nhúm bột quế vào ly sữa nóng. Tuy hơi
khó uống nhưng nó sẽ giải quyết được bệnh tiêu chảy.
Chuối, cơm, táo, bánh mì nướng. Các loại thực phẩm này luôn được đề nghị nên ăn trong trường hợp bị tiêu chảy.
Thông tin bên lề
Giá: 320.000 VND /kg
Trà giảo cổ lam là một loại thảo dược rất
tốt cho hệ tim mạch, dân gian thường gọi giảo cổ lam là ngũ diệp sâm,
cây trường thọ… giảo cổ lam có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, giảm
căng thẳng, mệt mỏi, rất tốt cho tim mạch, ngăn chặn hình thành huyết
khối, giảm mỡ máu, tăng tuần hoàn máu…
0 nhận xét:
Đăng nhận xét