Mỗi
loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng của nó, điều quan trọng là
chúng ta cần dùng đúng cách, biết thực phẩm nào nên hạn chế, thực phẩm
nào nên dùng thường xuyên
Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể
để duy trì hoạt động sống, đôi khi cũng tiềm ẩn những nguy hại khó lường
khi bổ sung không đúng cách.
Khoai tây.
Khoai tây vừa ngon vừa bổ, được dùng rộng rãi, tuy nhiên ở nước ta do
khí hậu ẩm nên bảo quản khoai tây thường khó khăn. Nếu khoai tây mọc mầm
sẽ hình thành hợp chất solamin là một độc tố, có thể gây độc chết người
với liều lượng 0,2-0,4g/kg trọng lượng. Chất độc này phân bố không đều
trong củ khoai mà ở vỏ nhiều hơn ở ruột. Trong mầm khoai tây
có 420-739mg/100g; trong vỏ là: 30- 50mg/100g; trong ruột khoai là:
4-5mg/100g (khoảng 1% so với mầm).
Khi ăn khoai phải khoét bỏ cả mầm và
chân mầm, bỏ vỏ và ngâm ruột khoai vài giờ trước khi nấu. Tốt nhất không
ăn củ khoai tây đã mọc mầm.
Sắn. Sắn
phổ biến ở vùng cao, đây là thực phẩm chính ở đó. Trong sắn có một loại
glucosid, khi gặp nước sẽ phân hủy giải phóng ra axit cyanhydric (HCN)
là chất gây độc. Loại sắn nào cũng có HCN nhưng nhiều hơn ở củ sắn đắng
và sắn có vỏ đỏ sẫm, vỏ sắn có nhiều HCN hơn ruột vì thế khi luộc cần
bóc hết vỏ, cắt khúc ngâm vào nước một vài giờ. Khi luộc mở vung đun
nước đầu sôi đổ đi cho nước khác vào luộc đến chín. Không ăn củ sắn đã
đổi màu.
Nhóm rau họ cải. Cải bắp, cải xanh, súp
lơ xanh… có hàm lượng cao chất glucosinolates là một loại glucosid có
khả năng phòng một số ung thư nhất là ung thư vú do ức chế thụ cảm thể
với estrogen. Ngoài ra, nhóm rau họ cải cũng rất giàu lutein và
zeaxantin rất tốt cho thị lực, nhiều bệnh nhân đến khám mắt đã được các
bác sĩ kê đơn thuốc, nhưng trong thực phẩm của chúng ta vẫn có nhiều
chất này như trong cải xoong có 5.767mcg/100g, cải xanh có
9.900mcg/100g… Tuy vậy, trong bắp cải lại có chứa chất L.vinyl
5thio-2oxazolidin ức chế quá trình tổng hợp hormon giáp trạng gây bướu
cổ nên chúng ta chỉ nên ăn vừa phải loại rau này, cần ăn hỗn hợp nhiều
loại rau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét