Sẽ thực sự ngạc nhiên khi bạn biết rằng, gen ăn uống của bạn sẽ được
di truyền một nửa sang con. Chính bạn, bản gốc, đã tạo ra một bản sao,
là đứa con, gần tương tự như mình có chứa những đức tính thích ăn hay
không thích ăn. Và khoa học đã chỉ ra một số gen có liên quan mật thiết
tới vấn đề này.
>>>>tra giao co lam
Thế hệ F2 của bạn có ham ăn vô độ, bạn xin đừng đổ thừa cho
một mình bé nhé. Mà chính là do bạn đấy. Vào đầu những năm 1990, người
ta đã nghiên cứu trên những người bị nghiện thực phẩm, rơi vào tình
trạng ham ăn vô độ. Kết quả, họ tìm ra một điểm khá lý thú, tất cả những
người nghiện thực phẩm đều có mối liên hệ huyết thống với những người
nghiện rượu hoặc nghiện thực phẩm. Tức là một người ăn cảm thấy không
biết no, không biết chán, cứ nhìn thấy thực phẩm là thèm “nhỏ dãi” ra
thì kiểu gì trong mối quan hệ huyết thống có ông bà, bố mẹ hoặc là những
người có khả năng ăn uống vô độ không kém hoặc là những người uống rượu
không biết say.
Gen POMC nằm trên nhiễm sắc thể 2p23.3 chính là chìa khóa của vấn đề.
Gen này mã hóa tổng hợp nên một protein có tên là proopiomelanocortin.
Protein này sau đó được phân cắt ra thành các phân tử peptid nhỏ hơn,
chúng, những phân tử peptid nhỏ hơn, sẽ gắn kết vào các cơ quan thích
hợp của cơ thể để tạo ra các kích thích sinh học. Đáng chú ý trong bài
viết này đó là kích thích lên việc điều hòa ăn uống. Proopiomelanocortin
sẽ kích thích tạo ra 3 loại hoóc-môn (trong số nhiều hoóc-môn khác) là
alpha, beta và gamma melatonin. Ba phân tử này có nhiều vai trò khác
nhau nhưng một trong các vai trò sinh học đó là tắt cảm giác đói, tắt
cảm giác thèm thực phẩm sau khi ăn. Thế nhưng, vì bạn, thế hệ F1, đã di
truyền một bản lỗi của gen này cho đứa con, thế hệ F2, nên nó không có
khả năng tắt cảm giác đói sau ăn. Nó vẫn cứ ăn tiếp và ăn không biết
chán. Hậu quả là nó quá béo, béo không tưởng, ăn quá nhiều, nhiều không
thể đo được. Cũng giống như bạn, cũng ăn không biết no và ăn không biết
chán. Đó là do bạn đã chứa một bản lỗi của gen POMC trong chính cơ thể
bạn mà bạn đã không hay.
Lại có những người thích ăn mặn, ăn mặn tới vô độ. Trong một
bữa cơm, người đó cứ phải rưới thêm nước mắm, trộn thêm muối mè. Có
những người chấm đồ luộc như: rau luộc, thịt luộc phải chấm ngập miếng,
lật mặt này lại chấm mặt kia thì họ mới thỏa mãn việc ăn đậm được. Với
họ, nồng độ muối phải đủ mặn thì mới tạo ra cảm giác phấn khích trong ăn
uống.
Sự thể này được hình thành ngay từ khi nhỏ. Còn nếu chưa hình thành
thì đến một lúc nào đó được tiếp xúc với bữa ăn mặn, ngay lập tức người
đó sẽ trở nên hấp dẫn và thích thú lạ thường với các bữa ăn có độ muối
cao.
Tại sao lại có những người mê mẩn muối đến cao độ như vậy? Xin thưa,
nó không phải tự trên trời cao vời vợi rơi xuống mà chính trong cơ thể
người đó đã có một bản lỗi gen POMC ở đoạn mã hóa nên chất gamma
melatonin và bản lỗi của gen HSD11B2. Bản lỗi này có nguồn gốc từ bố mẹ
truyền đạt sang. Khi gen POMC bị lỗi đoạn mã hóa gamma melatonin và hoặc
gen HSD11B2 bị lỗi ở đoạn mã hóa ra 11-beta-dehydrogenase, người đó bị
giảm khả năng điều hòa lượng muối khiến cho lưỡi của họ không thể cảm
nhận nồng độ muối thấp mà nồng độ muối cứ phải cao ngút trời lên mới đủ
kích thích. Và do đó, họ cứ ăn mặn thôi mặc dù họ biết, ăn như thế là
không tốt.
Nếu đã nuôi con, chắc hẳn bạn đã không còn lạ gì với những đứa trẻ lười ăn. Lười
ăn đến phát nhức đầu. Mỗi bữa ăn là phải lê lết từ chỗ này tới chỗ
khác, đi dong từ vị trí này đến vị trí kia, bày đủ trò mà vẫn không chịu
ăn cho. Miệng của bé cứ ngậm hết lần này đến lần khác. Nói chung nản.
Bạn thường càu nhàu, cằn nhằn ghê lắm. Bạn thậm chí đổ lỗi hết lên đầu
cho bé, tại sao lại nảy ra cái “giống” khó chịu vậy ta? Nhưng thật ra,
phiên bản này bị lỗi ở một gen quy định sự ham ăn. Mà sự lỗi này có gốc
gác từ bạn mới thiệt là chán đủ đường.
Bằng chứng là người ta đã nghiên cứu và tìm ra được, nếu ai đó bị lỗi
gen GHRL thì thực là đáng tiếc hết sức. Gen này có chức trách tạo ra
một hoóc-môn có tên là ghrelin. Đây là một hoóc-môn bắt buộc trong việc
kích hoạt sự thèm ăn. Mỗi khi nó được tung vào máu, ngay lập tức, công
tắc thiết lập cho sự đói được mở ra. Đứa trẻ hay một người nào đó sẽ cảm
thấy đói cồn cào và chỉ muốn ăn ngấu nghiến. Nhưng nếu vì một lý do nào
đó, chúng ta không có đủ ghrelin thì hiện tượng đói không xảy ra và
chúng ta rất chán ăn. Trong trường hợp đứa trẻ chán ăn, nó đã bị lỗi ở
gen GHRL dẫn tới cơ thể của chúng không tổng hợp ra ghrelin hoặc có tổng
hợp ra nhưng nồng độ ghrelin rất thấp. Hậu quả là chúng không hề cảm
thấy đói và chúng vô cùng thắc mắc là tại sao bố mẹ cứ bắt chúng ăn
trong khi chúng chả buồn ăn. Mặc dầu cơ thể của chúng cứ gần teo dần
nhưng công tắc đói, rất tiếc, đã không được khởi động trong trường hợp
này. Mà gốc gác của sự thể đó là do lỗi của gen GHRL, lỗi của bạn, chứ
không phải lỗi của cháu bé bởi cháu bé không tự bẻ gãy đoạn gen của mình
được. Bạn đã tự xem lại phiên bản lỗi của mình chưa?
Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017
Ham ăn, chán ăn – do gen bố mẹ cả đấy
00:18
0 comments
0 nhận xét:
Đăng nhận xét