Cỏ mực còn có tên là cây cỏ nhọ nồi, hạ liên thảo, thuộc nhóm các cây
thuốc và vị thuốc cầm máu. Theo tài liệu cổ, cỏ mực vị ngọt, chua, tính
lương vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng
chữa can thận âm kém, lỵ, đại tiện ra máu, làm đen râu tóc. Nhân dân
dùng cây cỏ mực giã vắt nước uống để cầm máu trong rong kinh, trĩ ra
máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho, hen, viêm họng...tra giao co lam
Hạt đậu đen: Cũng theo sách này thì đậu đen thuộc các cây thuốc và vị
thuốc thông tiểu tiện và thông mật. Theo Đông y, những vị thuốc chế với
đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Liều dùng 20 - 40g có thể hơn. Đậu
đen được nhân dân trồng nhiều dùng làm thực phẩm nấu xôi, nấu chè. Đậu
đen có 2 loại (loại lòng trắng và loại xanh lòng), loại xanh lòng còn
gọi đậu đen nếp ăn ngon và dùng làm thuốc cũng tốt hơn. Đậu đen được
dùng trong Đông y để chế thuốc như nấu với hà thủ ô, làm cho vị thuốc có
màu đen.
Như vậy, 2 loại thảo dược này đều bổ thận và không hề kỵ nhau nên bạn
có thể yên tâm sử dụng. Tuy nhiên, đặc tính chung của thuốc Nam là
phát huy công dụng chậm. Bởi vậy, người bệnh cần kiên trì uống thuốc đều
đặn. Ngoài ra, đậu đen và cỏ mực còn phối hợp với các vị thuốc khác
trong điều trị các bệnh như:
Trị tóc bạc sớm: đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, thiên môn, thục
địa đều 20g, hà thủ ô, đương qui, táo nhân sao đen, tang diệp đều 16g,
đỗ trọng, cam thảo đều 10g, táo tàu 6 quả. Sắc uống ngày một thang. Tác
dụng bổ thận, đen râu tóc, nhuận da nên những người da khô, tóc bạc sớm
nên dùng.
>>>>trà giảo cổ lam
Trị đại tiện ra máu: đậu đen (sao thơm) 30g, cỏ mực 20g, trắc bá
diệp, thục địa đều 16g, chi tử 10g, hoa hòe (sao) 12g. Sắc uống ngày 1
thang. Người đại tiện ra máu dùng tốt.
BS. Đỗ Minh Hiền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét